WHO: Thế nào là đại dịch?

Thế giới đã trải qua rất nhiều đại dịch, mỗi một đại dịch đi qua để lại những hậu quả nặng nề về con người và cả kinh tế. Khi nào thì một căn bệnh trở thành đại dịch?

1. Thế nào là đại dịch?

Tổ chức Y tế Thế giới – WHO định nghĩa về đại dịch như sau: “Một đại dịch là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới”. Một căn bệnh đặc hữu phổ biến và ổn định về số lượng người mắc bệnh thì đó không phải là một đại dịch. Như vậy, để một căn bệnh được gọi là đại dịch thì nó phải đảm bảo hai yếu tố đó là phải là một căn bệnh mới và nó phải lây lan rộng trên toàn thế giới.

Vào tháng 5 năm 2009, Tiến sĩ Keiji Fukuda, Trợ lý Tổng Giám đốc tạm thời về An ninh và Môi trường Y tế, WHO, đã phát biểu tại một cuộc họp báo ảo về đại dịch cúm rằng một cách dễ dàng để nghĩ về đại lịch đó là: đại dịch là một bùng phát toàn cầu. Sau đó bạn có thể tự hỏi: thế nào là một vụ dịch toàn cầu? Sự bùng phát toàn cầu có nghĩa là chúng ta thấy cả sự lây lan của tác nhân và sau đó chúng ta thấy ảnh hưởng của căn bệnh ngoài sự lây lan của virus, vi khuẩn.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận trong cách nghĩ về bệnh tật và đại dịch, bởi chúng ta sẽ sai khi phân loại bệnh ung thư là đại dịch, mặc dù căn bệnh này khiến nhiều người tử vong. Bởi theo tiến sĩ Dumar một đại dịch cũng phải truyền nhiễm hoặc truyền nhiễm.

Như vậy một căn bệnh không được gọi là đại dịch nếu nó chỉ lan rộng hoặc giết chết nhiều người. Chính vì vậy tuy bệnh ung thư là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tử vong nhưng không được gọi là đại dịch vì đây không phải là bệnh truyền nhiễm.

Một đại dịch cúm xảy ra khi có một loại virus cúm mới xuất hiện và lây lan khắp thế giới và hầu hết mọi người không có khả năng miễn dịch với loại virus này. Các loại virus đã từng gây ra các đại dịch trong quá khứ đa phần có nguồn gốc từ virus cúm động vật, sau đó lây lan và gây bệnh cho con người. Đại dịch cúm thường loại trừ tái phát cúm theo mùa.

Trong suốt lịch sử loài người đã có một số đại dịch như bệnh đậu mùa, bệnh lao. Một trong những đại dịch tàn khốc nhất đó là Cái chết đen đã gây ra cái chết của 75 – 200 triệu người trong thế kỷ 14. Một số đại dịch gần đây như HIV, cúm Tây Ban Nha, đại dịch cúm H1N1,…

2. Rủi ro do đại dịch

Theo một nghiên cứu trên Bulletin thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, một bệnh truyền nhiễm lây lan trên toàn thế giới có thể dẫn đến cái chết của 700.000 người và gây thiệt hại kinh tế hàng năm là 500 tỷ USD. Nghiên cứu này áp dụng một mô hình lý thuyết để tính toán số người tử vong và thiệt hại kinh tế dự kiến trong các kịch bản đại dịch hiếm gặp.

Như vậy sự tác động của đại dịch đến đời sống của con người, đến nền kinh tế của toàn thế giới là không hề nhỏ. Thiệt hại từ rủi ro đại dịch tương đương với mức độ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Điều này khiến cho chúng ta thấy cần phải có các chính sách, đầu tư quốc gia và sự hợp tác quốc tế của các nước để chuẩn bị, phòng ngừa đại dịch.

đại dịch

3. Các đại dịch bệnh đã xảy ra trong suốt những năm qua

3.1. Đại dịch hiện nay: HIV/AIDS

HIV có nguồn gốc từ Châu Phi và lan sang Hoa Kỳ qua Haiti trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1972. HIV/AIDS hiện là một đại dịch với tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 25% ở miền nam và miền đông Châu Phi. Năm 2006, tỷ lệ lưu hành virus HIV ở phụ nữ mang thai ở Nam Phi là 29,1%.

Việc giáo dục về thực hành quan hệ tình dục an toàn và đào tạo phòng ngừa nhiễm trùng máu đã giúp làm chậm quá trình lây nhiễm ở một số quốc gia Châu Phi. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh đang tăng trở lại ở châu Á và châu Mỹ. Dự báo số người chết vì AIDS ở Châu PHi có thể lên tới 90 – 100 triệu người và năm 2025.

3.2. Các đại dịch đáng chú ý trong lịch sử

3.2.1. Dịch tả

Kể từ khi phổ biến vào thế kỷ 19, dịch tả đã giết chết hàng chục triệu người:

  • Đại dịch tả lần thứ nhất (1817-1824)
  • Đại dịch tả lần thứ hai (1826-1837)
  • Đại dịch tả lần thứ ba (1846-1860)
  • Đại dịch tả lần thứ tư (1863-75)
  • Đại dịch tả lần thứ năm (1881-96)
  • Đại dịch tả lần thứ sáu (1899-1923)
  • Đại dịch tả lần thứ bảy (1961-1975)

3.2.2. Đại dịch cúm

Bệnh cúm đã được Bác sĩ Hippocrates mô tả lần đầu tiên vào năm 412 trước Công Nguyên.

  • Đại dịch cúm đầu tiên được ghi nhận vào năm 1580 và kể từ đó cứ sau 10-30 năm lại xảy ra một đại dịch cúm.
  • Đại dịch cúm năm 1889 – 1890: còn được gọi là cúm Nga. Các phân nhóm H3N8H2N2 của virus cúm A từng được xác định có thể là nguyên nhân gây ra dịch bệnh này. Nó có tỷ lệ tấn công và gây tử vong rất cao, ước tính có khoảng 1 triệu ca tử vong.
  • Cúm Tây Ban Nha (1918-1919): căn bệnh này đã lan rộng và trở thành đại dịch trên toàn cầu ở tất cả các châu lục và cuối cùng đã lây nhiễm cho khoảng một phần ba dân số thế giới, tương đương khoảng 500 triệu người. Nó xảy ra một cách bất thường và kết thúc nhanh chóng, biến mất hoàn toàn trong vòng 18 tháng. Virus gây dịch cúm Tây Ban Nha cũng được coi là nguyên nhân gây viêm não Lethargica ở trẻ em. Gần đây, loại virus này đã được các nhà khoa học tại CDC tái tạo lại vẫn được bảo tồn bởi lớp băng vĩnh cửu Alaska. Virus cúm H1N1 có cấu trúc nhỏ nhưng quan trọng tương tự như cúm Tây Ban NHa.
  • Cúm châu Á (1957-1958): loại virus H2N2 được xác định lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957.
  • Cúm Hồng Kông ( 1968-1969): một loại virus cúm H3N2 được phát hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông vào đầu năm 1968 và lan sang Hoa Kỳ vào cuối năm đó. Virus cúm A H3N2 vẫn còn lưu hành cho đến ngày nay.

3.2.3. Sốt phát ban

Sốt phát ban đôi khi còn được gọi là “cơn sốt trại” vì mô hình bùng phát lên trong thời kỳ xung đột. Ngoài ra nó còn được gọi là “sốt gaol” và “sốt tàu” vì nó lây lan dữ đội trong các khu vực chật chội như nhà tù và tàu.

3.2.4. Bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Variola gây ra. Căn bệnh này gây ra cái chết cho khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm vào cuối thế kỷ 18. Sau các chiến dịch tiêm phòng thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20, vào tháng 12 năm 1979 Tổ chức Y tế thế giới đã chứng nhận loại trừ bệnh đậu mùa.

Cho đến ngày nay, bệnh đầu mùa là bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người đã bị loại bỏ hoàn toàn. Và là một trong hai loại virus truyền nhiễm bị tiêu diệt.

Dịch bệnh đậu mùa thế kỉ 20

3.2.5. Bệnh sởi

Trong lịch sử, bệnh sởi là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, bởi nó rất dễ lây lân. Tại Hoa Kỳ có đến 90% người bị nhiễm sởi ở tuổi 15, trước khi vắc-xin sởi được giới thiệu vào năm 1963.

Đại dịch sởi năm 2000 đã cướp đi mạng sống của khoảng 777.000 người trong tổng số 40 triệu ca mắc bệnh trên toàn thế giới. Sởi là một căn bệnh lưu hành, có nghĩa là nó đã và đang liên tục hiện diện trong một cộng đồng.

3.2.6. Bệnh lao

Khoảng một phần ba dân số thế giới hiện tại đã bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Khoảng 5 – 10% trong số các ca nhiễm virus tiềm ẩn này sẽ tiến triển thành bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ cướp đi mạng sống của một nửa số bệnh nhân này. Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu người mắc bệnh lao và 2 triệu người chết vì căn bệnh này.

Cho đến hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

3.2.7. Bệnh phong

Bệnh phong hay còn được gọi là bệnh Hansen, gây ra bởi trực khuẩn Mycobacterium leprae. Đây là một căn bệnh mãn tính với thời gian ủ bệnh kéo dài lên tới năm năm. Trong lịch sử, bệnh phong đã gây ảnh hưởng đến mọi người từ những năm 600 trước Công Nguyên.Vô số bệnh viện phong đã được xây dựng trong thời trung cổ.

3.2.8. Bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét lan rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các vùng của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350 – 500 triệu ca sốt rét. Tình trạng kháng thuốc đang xảy ra với các nhóm thuốc chống sốt rét hiện nay, ngoại trừ Artemisinin. Bệnh sốt rét đã từng phổ biến ở hầu hết châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà hiện nay đã kiểm soát được căn bệnh này.

Chữa bệnh sốt rét

3.2.9. Sốt vàng

Bệnh sốt vàng chính là nguồn gốc của một số đợt dịch bệnh tàn phá. Các thành phố ở phía bắc như New York, Philadelphia, Boston đã bị dịch bệnh này tấn công. Năm 1793 đã có một trận dịch sốt vàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, khiến cho khoảng 5.000 người tử vong ở Philadelphia. Khoảng một nửa số cư dân ở đây đã chạy trốn khỏi thành phố bao gồm cả tổng thống George Washington.

3.2.10. Dịch hạch

Cái Chết Đen là tên gọi của một đại dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV, đỉnh điểm là năm 1346-1351 với số lượng người chết ở châu Á và châu Âu là khoảng 75 – 200 triệu người. Đây được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại.

Dịch hạch là căn bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn Yersinia pestis và lây lan qua loài bọ chét sống trên chuột đen. Một khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân chỉ có thể sống khoảng 60 – 180 giờ. Trong suốt 2000 năm qua, dịch hạch đã gây ra ba trận đại dịch:

  • Lần thứ nhất xảy ra vào thế kỷ VI.
  • Lần thứ hai xảy ra vào thế XIV.
  • Lần thứ ba vào thế kỷ XIX, bắt đầu ở Trung Quốc và sau đó lan sang châu Á, Mỹ.

Bài viết tham khảo nguồn: Who.in, Sciencedaily.com