Vùng trồng sương sáo hối hả vào vụ mùa thu hoạch
Nhờ đầu ra thuận lợi, giá cả ổn định nên trong những năm gần đây cây sương sáo (tiên thảo) trở thành một trong những loại cây kinh tế, giúp người dân ở xã Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có thu nhập tốt.
Được xem là thủ phủ của cây sương sáo ở khu vực miền Tây, bởi cây sương sáo rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở Phụng Hiệp, cây ít sâu bệnh, dễ bảo quản bằng cách phơi khô, để lâu không bị hỏng.
Những ngày giữa tháng 5, trên các cánh đồng bà con nông dân hối hả vào vụ thu hoạch sương sáo. Đứng trên mảnh đất trồng sương sáo của mình, ông Nguyễn Mạnh Thường không giấu được niềm vui khi vụ này không bị thất thu.
Theo ông Thường lý giải, cũng như tất cả các loại nông sản khác, mùa khô vừa qua, nắng nóng kéo dài trong khi nước mặn xâm nhập mà sương sáo ông phát triển được và hoà vốn được là mừng.
Cách đó không xa, gia đình ông Nguyễn Văn Phú đang có 7.000m2 trồng sương sáo đang phát triển xanh tốt. Qua trao đổi, anh Phú cho biết, anh đã trồng sương sáo nhiều năm và cũng chuyển đổi từ cây mía sang như nhiều hộ dân khác.
Nguyên nhân là do sương sáo này thích hợp trồng trên đất đã trồng mía ở các vụ trước đó, trên nền đất này cây phát triển tốt thay vì èo uột như những nơi khác do trồng liên tiếp nhiều vụ sương sáo trong nhiều năm liền, đất bị chai, không tơi xốp và không còn chất dinh dưỡng nuôi cây.
Theo anh Phú, 1 năm nơi đây, chỉ trồng sương sáo 2 vụ. Theo đó, năng suất mỗi vụ đạt khoảng 600 kg/1.000m2. Với giá bán được bao tiêu là 20.000 đồng/kg sương sáo được phơi khô, lợi nhuận cho cả 2 vụ là trên 10 triệu đồng/1.000m2, phần lợi nhuận này phần lớn tập trung ở vụ sau.
Trong những ngày đầu tháng 5 khi đến xã Hiệp Hưng sẽ thấy cảnh bà con đang rộn ràng thu hoạch sương sáo. Khắp nơi tỏa ra một hương thơm vô cùng đặc biệt của thảo mộc này.
Sương sáo sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô sau đó phân loại rồi ép thành kiện. Hầu hết sương sáo của bài con nông dân ở xã Hiệp Hưng đều được cơ sở của anh T.T.T.T đứng ra bao tiêu.
Anh T cho rằng sương sáo ở đây có hương thơm đặc biệt mà mấy vùng khác không có, phần cũng có thể do thổ nhưỡng. Ngoài ra, cây sương sáo ở đây có sức sống tốt, mẫu mã nhìn rất đẹp, dễ xuất bán. Hơn nữa, trung tâm nguồn hàng này có diện tích và sản lượng rất ổn định.
“Tuy bà con trồng 2 vụ sương sáo/năm nhưng do bà con không xuống giống và thu hoạch đồng loạt như lúa nên lúc nào cũng có sương sáo cung cấp” – anh T nói.
Từ năm 2019, anh T quyết định đứng ra thực hiện liên kết bao tiêu sương sáo cho bà con với giá cố định là 20.000 đồng/kg. Từ số hộ liên kết vài chục hộ ban đầu, đến nay đã có khoảng trên 200 hộ với khoảng 40 – 50ha thực hiện liên kết bao tiêu.
Để bà con nông dân thuận lợi trong việc trồng cây sương sáo, ngoài việc bao tiêu, anh T còn hướng dẫn kỹ thuật sao cho hạn chế tối đa chi phí, tăng năng suất và đặc biệt là đảm bảo mùi hương, mùi thơm đặc biệt của nói.
Theo đó, người dân nơi đây không bao giờ sử dụng thuốc hoá học, chỉ bón phân ở giai đoạn đầu để thúc đẩy cây phát triển mạnh nên sản phẩm khi thu hoạch rất sạch, không lẫn tạp chất hay.
Sương sáo sau khi được thu mau về, anh T cung cấp cho Tân Hiệp Phát để sản xuất Trà Thanh nhiệt Dr Thanh. Lý do anh T được phía Công ty chọn là nơi cung cấp sương sáo là vì chất lượng ổn định. Mỗi năm anh T cung cấp vài trăm tấn sương sáo cho doanh nghiệp này, ngoài ra anh còn xuất khẩu thêm qua Campuchia.
“Nói về công dụng của sương sao như thế nào thì bà con nhân dân ai cũng biết vì đây là một trong những thức uống thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nên tôi tin rằng nghề trồng sương sáo của bà con nông dân sẽ còn tiếp tục phát triển”, anh T chia sẻ thêm.
Trà Thanh nhiệt Dr Thanh được sản xuất từ 9 loại thảo mộc quý như Kim Ngân Hoa, Cam Thảo, Hoa Cúc, La Hán Quả, Hạ Khô Thảo, Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai.
Sản phẩm đã được Viện y học ứng dụng Việt Nam nghiên cứu và đưa ra kết luận có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp thanh nhiệt, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.
Thuỷ Vương