Vùng hỗ trợ trong chứng khoán là gì? Khác với vùng hỗ trợ như thế nào?
Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần biết đến thuật ngữ này trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm tạo ra được chiến lược hiệu quả nhất. Đó chính là vùng hỗ trợ – một trong kiến thức quan trọng cần có. Vậy vùng hỗ trợ trong chứng khoán là gì? Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng Anfin xem ngay bài viết này nhé!
Vùng hỗ trợ trong chứng khoán là gì?
Vùng hỗ trợ hay còn gọi là Support là một vùng giá có xu hướng sẽ giảm được kỳ vọng sẽ xuất hiện sự đảo chiều tăng lên. Chính tại vùng này, hầu hết các nhà đầu tư đều sẽ thực hiện nhiều lệnh mua hơn lệnh bán. Khi giá được điều chỉnh giảm xuống và dần có xu hướng tăng lên, tại vùng giá thấp nhất trước khi có xu hướng tiếp tục tăng thì được gọi là vùng hỗ trợ. Thông qua chúng, các nhà đầu tư có thể phân tích kỹ thuật và các chỉ số liên quan để đưa ra những quyết định mua bán cổ phiếu phù hợp với tình hình hiện tại.
Bên cạnh đó, còn có một khái niệm thường xuyên được nhắc đến chính là “vùng kháng cự”. Vậy vùng kháng cự là gì? Vùng này ngược lại với vùng hỗ trợ, vùng giá hoạt động khi đang có xu hướng tăng và được dự đoán đảo chiều giảm xuống. Tại vùng giá này, nhà đầu tư mong muốn mức giá sẽ giảm thấp hơn trong các giao dịch chứng khoán. Với vùng kháng cự (Resistance), áp lực bán của nhà đầu tư sẽ cao hơn so với áp lực mua. Vùng kháng cự được xác định là vùng giá cao nhất trước khi giá có xu hướng tiếp tục tăng lên.
Sự khác nhau giữa vùng hỗ trợ và vùng kháng cự
Nói một cách đơn giản, vùng hỗ trợ được xem là đáy và vùng kháng cự là đỉnh. Thị trường chứng khoán luôn biến động khiến cho giá cả cũng tăng giảm thường xuyên, nhưng giá cả luôn chuyển biến theo quy luật theo các chuỗi đỉnh và đáy liên tiếp nhau. Nhà đầu tư khi hiểu rõ và xác định được thì có thể thực hiện các lệnh giao dịch kịp thời nhờ vào dự đoán xu thế thị trường.
Trường hợp xu hướng thị trường tăng lên, vùng hỗ trợ và vùng kháng cự được tạo ra theo chiều hướng đi lên. Ngược lại, khi xu hướng thị trường giảm xuống, các vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ đảo chiều và theo chiều hướng đi xuống.
Điểm đặc biệt, nếu vùng hỗ trợ và kháng cự có mức bị phá vỡ thì cả hai vùng trên sẽ đổi hướng ngược lại cho nhau. Nói cách khác, vùng hỗ trợ sẽ là vùng kháng cự và vùng kháng cự sẽ đổi thành vùng hỗ trợ.
Yếu tố hình thành vùng hỗ trợ và vùng kháng cự trong chứng khoán
Trích theo sách “Phân tích thị trường tài chính” của John Murphy cho biết có 2 yếu tố chính để hình thành nên mức hỗ trợ và kháng cự. Chính là tâm lý thị trường và thói quen tiếc nuối quá khứ.
Đầu tiên, tâm lý thị trường
Trong thị trường đầu tư chứng khoán, 3 đối tượng tham gia chính là bên mua, bên bán và những người đứng ngoài.
Trường hợp giá vàng đang ở mức 2 triệu đồng 1 chỉ, bạn chính là người mua vàng và muốn đầu tư vào mức giá này. Khi kinh tế biến động, xu hướng giá vàng lên mức 4 triệu đồng 1 chỉ.
Có thể thấy, giá vàng đã tăng lên hẳn 2 triệu đồng cho 1 chỉ vàng. Nếu trước thời điểm giá vàng tăng, khi bạn mua được 1 cây vàng thì bạn đã có thể thu về khoảng 20 triệu, tâm lý bạn sẽ vui mừng và khoe thành tích sinh lời cho những người được xem là có tâm lý tiếc nuối như “Lúc vàng 2 triệu 1 chỉ thì sao không mua?”.
Chưa dừng lại, bản thân sẽ tự đặt ra câu hỏi xuất phát từ lòng tham, lợi nhuận trước mắt chính là nếu bạn mua nhiều hơn thì khả năng sinh lời cũng sẽ tăng cao hơn. Tất cả được xem là tâm lý của bên mua.
Đối với tâm lý người ngoài cuộc, họ có thể tiếc nuối khi lúc vàng thấp không mua hoặc nhẹ nhõm, cảm thấy may mắn vì không mua.
Tâm lý người bán khi nhìn thấy giá vàng tăng, chắc chắn họ sẽ lo lắng vì lo sợ bị cháy túi. Từ đó, họ sẽ bắt đầu chuyển hướng đầu tư là quét cắt lỗ để hạn chế được số tiền mất đi.
Cách tốt nhất cho ba đối tượng trên chính là chờ giá giảm để bắt đầu đầu tư mới. Nhưng khi mọi đối tượng đều đồng loạt tham gia vào thị trường khi mức giá giảm xuống gần mức hỗ trợ thì chắc chắn giá sẽ có xu hướng tăng trở lại.
Hành động quen thuộc hay xảy ra trong trường hợp này chính hành động mua bổ sung – hành động rớt giá tại các vùng hỗ trợ sau khi các nhà đầu tư tham gia vào giao dịch mua. Với vùng kháng cự cũng sẽ được hình thành như thế theo hướng ngược lại so với vùng hỗ trợ.
Thứ hai, thói quen tiếc nuối quá khứ
Đây là một trong những tình trạng hay xảy ra với các nhà đầu tư. Nguyên do vì thua lỗ nhiều, lỡ phiên giao dịch có cơ hội cao nên sẽ xuất hiện các tâm lý sợ giao dịch. Thay vì họ đưa ra quyết định mua hoặc bán thì họ sẽ không làm gì tại bất kỳ xu hướng vùng hỗ trợ và vùng kháng cự đã diễn ra, cứ thế xu thế trôi qua đi một cách vô giá trị.
Ý nghĩa của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự
Những giới hạn quan trọng thường được dùng để phân tích thị trường chính là vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Bạn nên hiểu rõ ý nghĩa của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự sau:
- Vùng giá quan trọng đánh thẳng vào tâm lý của người tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán.
- Dựa vào các vùng giá mà người chơi có thể tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ, dừng kịp lúc để đảm bảo an toàn nguồn vốn và hạn chế rủi ro.
- Công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm vào lệnh phù hợp để tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định.
- Dự đoán được những biến động khó lường trong tương lai, là cơ sở để xây dựng chiến lược đầu tư giao dịch hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được hết những thắc mắc về vùng hỗ trợ trong chứng khoán là gì và nghĩa và vai trò vùng hỗ trợ trong giao dịch đầu tư. Theo dõi Anfin để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!