Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư phân tích, đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trước khi quyết định đặt lệnh mua chứng khoán. Vậy vốn chủ sở hữu là gì, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm những yếu tố nào, cách tính nguồn vốn này ra sao. Tất cả sẽ được Stock Insight chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây!

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu có tên tiếng Anh là Owner’s Equity. Đây là nguồn vốn được các chủ doanh nghiệp, cổ đông, thành viên cùng góp lại nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được cập nhật liên tục từ nhiều nguồn khác nhau như vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối, giá cổ phiếu,…Chỉ khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hay phá sản thì phần vốn này sẽ được chia theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên. 

Thông qua vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư có thể phần nào biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vốn chủ sở hữu tăng đều chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang hiệu quả, mang về lợi nhuận ổn định. Ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ nguồn hỗ trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp bị sụt gim. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận thu về thấp, hoặc thậm chí là lỗ.  

Vốn chủ sở hữu là gì?

Yếu tố tạo thành vốn chủ sở hữu là gì?

Những yếu tố tạo thành vốn chủ sở hữu của từng loại hình doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản vốn chủ sở hữu có được từ 6 yếu tố sau:

  • Vốn từ cổ đông: Cổ đông có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân góp vốn bằng tiền mặt, tài sản và quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ hoặc bí quyết kĩ thuật. Số vốn của các cổ đông sẽ được cập nhật vào giấy tờ theo điều lệ của doanh nghiệp.

  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Sau khi khấu trừ thuế, cổ tức chia cho các cổ đông thành viên, phần lợi nhuận còn lại thu về từ hoạt động kinh doanh sẽ được bổ sung vào vốn chủ sở hữu. 

  • Các loại quỹ của doanh nghiệp: Các loại quỹ này được trích từ một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Các loại quỹ phổ biến trong doanh nghiệp như quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng,….

  • Thặng dư vốn cổ phần: Thặng dư vốn cổ phần là khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phần và giá thực tế phát hành. Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phiếu và sẽ được chuyển thành cổ phiếu, đồng thời được chuyển thành vốn chủ sở hữu trong tương lai.

  • Khoản chênh lệch trong quá trình định giá lại tài sản: Các tài sản định giá lại bao gồm tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư, nguyên vật liệu, vật tư, công cụ, hàng hóa hay sản phẩm đang làm dở dang,…

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Chênh lệch tỷ giá hối đoái là khoản chênh lệch phát sinh trong quá trình quy đổi ngoại tệ sang đồng tiền hạch toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau. 

  • … 

Yếu tố tạo thành vốn chủ sở hữu là gì?

Những yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu

Bên cạnh việc tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì và những yếu tố tạo thành vốn chủ sở hữu thì các yếu tố tác động đến loại vốn này cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Việc tăng giảm vốn chủ sở hữu chủ yếu do những yếu tố sau:

Vốn chủ sở hữu tăng do:

  • Chủ sở hữu đưa thêm vốn vào doanh nghiệp

  • Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu: doanh nghiệp chào bán, phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn cổ phần.

  • Huy động vốn từ khoản lợi nhuận không chia: doanh nghiệp sẽ trích một phần lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng thị trường. Khi đó, cổ đông sẽ nhận cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. 

  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

  • Cắt giảm, tiết kiệm chi phí

  • Thặng dư vốn cổ phần khi giá cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá.

Vốn chủ sở hữu giảm do:

  • Doanh nghiệp hoàn trả lại vốn cho cổ đông, thành viên góp vốn.

  • Giá cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá.

  • Doanh nghiệp gặp khó khăn, suy thoái, phải bù lỗ, thậm chí ngừng hoạt động kinh doanh.

Cách tính vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:

Trong đó:

  • Tổng tài sản bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, tiền đang lưu thông, vàng, bạc, đá quý, bất động sản, tài sản cố định,…

  • Tổng nợ phải trả bao gồm: các khoản nợ đến từ ngân hàng, nhà nước, ứng trước tiền hàng, tiền lương người lao động,…

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Mặc dù đã có quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 về vốn điều lệ nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn thường hay nhầm lẫn vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Dưới đây là một vài đặc điểm nổi bật giúp nhà đầu tư phân biệt được hai loại vốn này.

Vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu

Bản chất và cơ chế hình thành

Vốn điều lệ bao gồm tổng tài sản do thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp để thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ công ty

Vốn chủ sở hữu được góp từ nhiều người, có thể là cá nhân, tổ chức, nhà nước và hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh hay nguồn thu khác của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu

Tổ chức, cá nhân góp vốn

Tổ chức, cá nhân, nhà nhà nước góp vốn.

Đặc điểm

Vốn điều lệ được xem là tài sản của doanh nghiệp. Nên trong trường hợp doanh nghiệp không may phá sản thì khoản vốn này sẽ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ vì loại vốn này được hình thành do sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cổ đông và các khoản thu được từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

Ý nghĩa

Vốn điều lệ cam kết chịu trách nhiệm vật chất của các thành viên góp vốn. Đây là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp bắt đầu hoạt đồng. Đồng thời cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro cho các thành viên góp vốn.

Vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển của các thành viên góp vốn.

Xem vốn chủ sở hữu ở đâu?

Sau khi biết được khái niệm vốn chủ sở hữu là gì, cách tính và cách phân biệt loại vốn này với vốn điều lệ thì để biết được vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nhà đầu tư xem ở đâu. Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều nguồn uy tín, tổng hợp thông tin của các doanh nghiệp đã lên sàn chứng khoán với những thông tin khá đầy đủ và chi tiết.

Nhà đầu tư có thể tham khảo các nguồn như finance.vietstock.vn, cafef.vn,…Ngoài ra có một nguồn dữ liệu chính xác mà nhà đầu tư không thể bỏ qua là xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp được cập nhật trên website chính thức của doanh nghiệp đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vốn chủ sở hữu là gì mà nhà đầu tư cần biết trong quá trình phân tích cơ bản để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả. Mở tài khoản chứng khoán online chỉ với 3 phút tại HSC để bắt đầu hành trình đầu tư ngay thôi nào!

mở tài khoản chứng khoán