Vốn Là Gì? | Kiểm toán AS

Hiện nay, các khái niệm về vốn càng lúc càng được nhiều người tìm hiểu, đặc biệt là khái niệm về vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, bài viết dưới đây được viết bởi công ty Kiểm toán AS, giải đáp một số khái niệm về vốn, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

ĐỊNH NGHĨA CHUNG VỀ VỐN

Vốn trong doanh nghiệp được xem là tiền, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, có giá trị hợp pháp được tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, vốn trong doanh nghiệp là vật chất, có giá trị hợp pháp, được đo lường bằng tiền, và vật chất này, được đem vào kinh doanh.

PHÂN LOẠI CÁC KHÁI NIỆM VỀ VỐN

Phân loại vốn

Hiện nay, trong kinh doanh và quan hệ pháp luật, thì có sáu loại vốn thường được đề cập là: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn đầu tư, vốn dự án, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp và vốn đầu tư của chủ sở hữu. Ta lần lượt điểm qua khái niệm cơ bản, sáu nội dung của các loại vốn như sau:

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ doanh nghiệp, là tổng số vốn do các thành viên, hoặc cổ đông góp, hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. Thời gian góp vốn, là chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn pháp định

Vốn pháp định, là mức vốn tối thiểu, mà doanh nghiệp phải có đủ, khi đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện, hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định lớn hay nhỏ nó phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn:

  • Ngân hàng thương mại, vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.

  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí, vốn pháp định 1.000 tỷ đồng.

  • Kinh doanh môi giới chứng khoán, vốn pháp định 25 tỷ đồng.

  • Kinh doanh dịch vụ Kiểm toán, vốn pháp định 5 tỷ đồng

Vốn đầu tư

Là toàn bộ nguồn lực vốn được bỏ ra, sử dụng cho mục đích duy trì, và phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư có thể bao gồm các khoản như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động từ các tổ chức cá nhân bằng hình thức trực tiếp, hay gián tiếp.

Khái niệm vốn đầu tư được dùng nhiều đối với doanh nghiệp nước ngoài.  Trên thế giới, luật doanh nghiệp của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều tạo hàng lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vào nước mình, vì đây là nguồn lực tài chính quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.

Vốn đầu tư dự án

Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư, để thực hiện dự án đó.

Vốn đầu tư dự án có thể bao gồm: vốn điều lệ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể góp một phần, hoặc góp toàn bộ, vốn vay từ ngân hàng, vốn góp của các nhà đầu tư khác vào dự án đó. Một doanh nghiệp, có thể có nhiều dự án đầu tư, hoặc chỉ có một dự án đầu tư, tuỳ vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp và tính toán kinh doanh.

Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản A, có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm vốn pháp định 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp xây dựng kinh doanh, một chung cư B, với vốn thực hiện 35 tỷ đồng bao gồm: vốn doanh nghiệp tham gia 20 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng, là 10 tỷ đồng và kêu gọi cá nhân, là 5 tỷ đồng. Vậy ta gọi tổng 35 tỷ, là vốn đầu tư dự án B của doanh nghiệp A.

Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, được hiểu nghiêng về kế toán nhiều hơn, trong khái niệm về vốn. Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp bao gồm: vốn điều lệ đã góp, lãi lỗ kinh doanh chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, các quỹ dự trữ và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, bằng tổng tài sản doanh nghiệp, trừ toàn bộ nợ phải trả, bằng chỉ tiêu 400 trong bảng cân đối kế toán.

Ý nghĩa của giá trị vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, cho thấy khả năng tổng thể doanh nghiệp, về trang trãi nợ vay, và sự tích lũy giá trị hoạt động kinh doanh, hình thành tài sản doanh nghiệp.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu, là số vốn do chủ sở hữu thực góp theo số thực tế, vào doanh nghiệp. Không bao gồm các khoản vốn cam kết, nhưng chưa góp, hay không bao gồm các khoản còn phải thu về vốn, của các chủ sở hữu. Trong kế toán, phản ánh vốn đầu tư của chủ sở hữu, là tài khoản mang số hiệu 411.

Hiện tại, có nhiều báo cáo kế toán thống kê, mang tên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng trong nội dung trình bày, là vốn đầu tư của chủ sở hữu, hoặc ngược lại tên báo cáo, là vốn đầu tư của chủ sở hữu nhưng nội dung phản ảnh, là vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Các bạn lưu ý điểm này nhé.