Vốn FDI Là Gì? Đặc Điểm | Điều Kiện | Hoạt Động Đầu Tư FDI
09 Tháng 02, 2023
Nguồn vốn FDI là gì? Tìm hiểu các đặc điểm, điều kiện và hoạt động đầu tư FDI được cập nhật đầy đủ ngay trong bài viết dưới đây.
Vốn FDI là gì? FDI chính là một thuật ngữ phổ biến trong nền kinh tế, đặc biệt có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Vậy bạn có biết vốn FDI là viết tắt của từ gì hay có ý nghĩa gì không? Điều kiện, hoạt động đầu tư FDI thế nào? Câu trả lời sẽ được SAPP giải đáp trong bài viết sau đây.
Mục Lục
1. FDI là gì?
FDI được viết tắt từ Foreign Direct Investment, được hiểu chính là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định tại khoản 22 điều 3 từ bộ luật đầu tư năm 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu có nghĩa là “tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), FDI chính là việc một nước đầu nhận được tài sản từ nước khác và có quyền được quản lý số tài sản đó. Từ đó hình thành nên mối quan hệ giữa hai nước chính là nước chủ đầu tư và nước thu hút đầu tư. Như vậy, nhìn chung thì FDI được hiểu nghĩa là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài, phía thu hút và nhận được đầu tư có thể là doanh nghiệp hoặc là một đất nước.
2. Đặc điểm của vốn FDI
Một số đặc điểm nổi bật của việc đầu tư vốn FDI có thể kể tới như sau:
-
Lợi nhuận chính là yếu tố đầu tiên cần đề cập đến bởi đây cũng là mục đích chính của FDI. Dù được thực hiện dưới bất kỳ một hình thức nào thì lợi nhuận vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi vấn đề liên quan đến việc đầu tư.
-
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư chính là cơ sở dùng để tính lợi nhuận từ FDI. Doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư có phát triển và thành công hay không sẽ quyết định dựa trên hiệu quả của FDI đó.
-
Sự tham gia của nhà đầu tư trong các dự án FDI cũng rất quan trọng và không phải dự án nào cũng là giống nhau. Để được tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư còn phải góp đủ số vốn tối thiểu tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Sự can thiệp sâu hay “cạn” còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên nhận đầu tư.
3. Hoạt động đầu tư của FDI
Hiện nay, hoạt động đầu tư của FDI quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 như sau:
– Tổ chức kinh tế phải đáp ứng đủ điều kiện và phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế khác;
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp như sau:
-
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế chính là công ty hợp danh;
-
Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
-
Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế dựa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
– Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện đủ điều kiện và thủ tục đầu tư theo đúng quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi được đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đến từ tổ chức kinh tế khác;
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì phải làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không cần thiết phải thành lập một tổ chức kinh tế mới.
4. Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI?
Ngoài giải thích về FDI là gì, bài viết cũng sẽ đưa ra một số điều kiện để doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp FDI,như sau:
-
Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu thuộc nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài chính là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại đất nước Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là một nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
-
Kinh doanh, đầu tư ngành, nghề không bị cấm
Để trở thành một doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm như sau:
– Kinh doanh các chất ma túy được quy định tại Phụ lục I của Luật này;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật được quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh các mẫu vật các loài thực động vật hoang dã có nguồn gốc được khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về việc buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài động, thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác đến từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, xác, mô, bộ phận cơ thể con người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh có liên quan đến vấn đề sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
-
Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi được thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cần phải có được dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo dựa theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể như sau;
– Ban Quản lý của khu chế xuất,khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án đầu tư nằm ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp,khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.
-
Thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp dùng để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp đã được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.
Nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà đồng thời làm động lực để nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế. Trong tương lai, FDI hứa hẹn có thể đưa nước Việt Nam phát triển mạnh, vươn cao, vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.