Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 106, 107 Bài 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

Với giải vở bài tập Toán lớp 5 trang 106, 107 Bài 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 5. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Toán lớp 5 trang 106, 107 Bài 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

Video giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 106, 107 Bài 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình 

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 106 Bài 1: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 3,8m. Người ta quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,6m2, hãy tính diện tích cần quét vôi.

Tóm tắt

Bài 161.pdf (ảnh 1)

Lời giải

Diện tích xung quanh căn phòng là:

(6 + 4,5) × 2 × 3,8 = 79,8 (m2)

Diện tích trần nhà là:

6 × 4,5 = 27 (m2)

Diện tích cần quét vôi là:

79,8 + 27 – 8,6 = 98,2 (m2)

Đáp số: 98,2m2

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 106 Bài 2: Một cái hộp hình lập phương (không có lắp) cạnh 15cm.

a) Tính thể tích cái hộp đó.

b) Nếu sơn tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì diện tích cần sơn bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?

Tóm tắt

Bài 161 1.pdf (ảnh 1)

Lời giải

a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:

15 × 15 × 15 = 3375 (cm3)

b) Diện tích cần sơn là :

15 × 15 × 5 = 1125 (cm2)

Đáp số: a) V = 3375cm3; b) 1125cm2

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 107 Bài 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,8m và chiều cao 1m. Khi bể không có nước, người ta gánh nước đổ vào bể, mỗi gánh được 30lít nước. Hỏi phải đổ vào bao nhiêu gánh nước bể mới đầy?

Tóm tắt

Bài 161 2.pdf (ảnh 1)

Lời giải

Thể tích chứa nước là:

1,5 × 1 × 0,8 = 1,2 (m3)

Đổi: 1,2m3 = 1200dm3

1200dm3 = 1200 lít

Số gánh nước cần đổ đầy bể là:

1200 : 30 = 40 (gánh)

Đáp số: 40 gánh nước

Lý thuyết Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

1. Hình hộp chữ nhật

S xung quanh =(a+b)×2×c             

S toàn phần  =S xung quanh  +S đáy ×2

V=a×b×c                                         

2. Hình lập phương

S xung quanh =a×a×4

S toàn phần =a×a×6   

V=a×a×a       

Bài giảng Toán lớp 5 Bài 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình