Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 9 – Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 9 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 9 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 9 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Giáo Dục Công Dân lớp 9.

Câu 1 (trang 5 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

– Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên hàng đầu

– Người chí công vô tư có những biểu hiện: Không vụ lợi cá nhân, tham gia các hoạt động vì lợi ích chung, không tham ô, không cậy chức quyền, làm việc đúng trách nhiệm của mình,…

Câu 2 (trang 5 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Theo em, mỗi người cần phải có phẩm chất chí công vô tư bởi vì đây chính là thước đo đánh giá nhân cách của con người, người chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng, nể phục, cuộc sống bản thân sẽ trở nên thanh thản và có ý nghĩa hơn. Chí công vô tư sẽ góp phần làm cho xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

Câu 3 (trang 5 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Để rèn luyện trở thành người chí công vô tư, người học sinh cần phải:

– Trau dồi phẩm chất, rèn luyện những đức tính trung thực, thật thà như không quay cóp bài trong giờ, không nói dối thầy cô, bạn bè, không bao che cho bạn

– Rèn luyện phẩm chất dũng cảm: dám đương đầu với các xấu, không khuất phục trước những khó khăn.

– Rèn luyện sự trong sáng trong tâm hồn và hành động

– Sẵn sàng cống hiến vì lợi ích của tập thể

Câu 4 (trang 5 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Anh Hoàng là một cảnh sát giao thông thành phố, Hôm trước, khi đang thực hiện nhiệm vụ, Anh Hoàng có phát hiện một chiếc xe oto vượt đèn đỏ. Anh đã nhanh chóng yêu cầu chiếc xe dừng lại và lập biên bản xử lí. Khi người trong xe bước xuống, anh nhận ra đó là Nam – con trai của phó phòng cảnh sát giao thông thành phố. Mặc dù có quen biết nhau nhưng anh Hoàng đã làm đúng nhiệm vụ của mình, không bao che cho người có hành vi phạm luật. Người dân ai ai cũng yêu quý và kính nể anh.

Bài học em nhận được: Không bao che cho điều sai trái, làm việc có trách nhiệm.

Câu 5 (trang 6 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Hành vi nào dưới đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Tham gia nhiệt tình tất cả các hoạt động vì thành tích chung của lớp

B. Phân công cho các bạn chơi thân với mình nhiệm vụ lao động nhẹ nhàng hơn

C. Sử dụng máy in của tập thể để in tài liệu riêng của cá nhân

D. Bỏ phiếu ủng hộ cho những người có khả năng

E. Đưa những người thân tín vào những vị trí chủ chốt trong cơ quan

Chọn đáp án A, D

Tại vì đó là những hành vi thể hiện sự vô tư, trong sáng, công bằng, làm việc vì lợi ích của tập thể, không vụ lợi cá nhân

Câu 6 (trang 6 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

a. Em không đồng tình với việc làm của các bạn trong tình huống trên. Tại vì đó là những suy nghĩ và hành vi thể hiện sự thiếu trách nhiệm, không công tâm, vô tư không hướng đến lợi ích của tập thể.

b. Nếu em là Hà trong tình huống trên, em sẽ khéo léo từ chối tham gia và ban chỉ huy đội và em sẽ đề cử bạn xứng đáng hơn mình.

Câu 7 (trang 7 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

a. Việc làm của Hương thể hiện sự thiếu công bằng, cậy quyền đề làm theo ý muốn của mình, bên cạnh đó còn thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen

b. Theo em, các bạn trong lớp một lần nữa gặp Hương và nói chuyện nghiêm túc với bạn. Nếu Hương vẫn cố tình giữ thái độ đó, các bạn nên thưa chuyện với cô để cô giáo có biện pháp giải quyết.

Câu 1 (trang 8 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Em không tán thành với ý kiến đó. Tại vì những người chỉ biết vun vén cho lợi ích cá nhân, không vì cộng đồng tập thể sớm muộn cũng sẽ bị phát hiện và bị xử lí, còn những người chí công vô tư nếu làm đúng theo bổn phận, trách nhiệm của mình họ cũng sẽ có được những phần thưởng xứng đáng.

Câu 2 (trang 8 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Lời dạy của Bác Hồ “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư việc nhà” là một lời khuyên chí lí chí tình về lẽ sống chí công vô tư. Việc công, việc nước có ý nghĩ vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người trong đó có cả bản thân mình. Còn việc nhà, việc cá nhân tự bản thân ta có thể giải quyết, mức độ, phạm vi ảnh hưởng không sâu rộng như việc công, việc nhà cho nên chúng được xếp vào hàng thứ yếu.

Câu a (trang 9 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Nhân vật mẹ cái Mùa nói đến sự chí công vô tư với những biểu hiện:

– Tổ chức, tham gia các hoạt động vì nhân dân

– Đặt lợi ích làng xóm lên hàng đầu

– Có cái tâm, cái đức gương mẫu, lo cho dân

Câu b (trang 10 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Qua lá thư của mẹ cái Mùa em hiểu thêm được một số điều về phẩm chất chí công vô tư: Ai làm lãnh đạo không quan trọng, quan trọng là biết làm việc vì lợi ích của tập thể, chí công vô tư không chỉ thể hiện ở sự công bằng mà còn thể hiện ở phẩm chất gương mẫu của người đứng đầu.

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

– Tự chủ là làm chủ bản thân.

– Người biết tự chủ là làm chủ được những suy nghĩ,tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh,tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Con người cần phải biết tự chủ bởi vì: Tự chủ là một đức tính quý giá.Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống 1 cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

Ví dụ những người không biết tự chủ: Những người ham mê cơ bạc không biết làm chủ bản thân dẫn đến nợ nần khuynh gia bại sản, hai người tranh luận với nhau không biết lắng nghe nhau dẫn đến gây gổ đánh nhau.

Câu 3 (trang 11 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Em tự đánh giá bản thân là người biết tự chủ.

Biểu hiện: Biết tự lên kế hoạch cho bản thân, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh từ các tình huống cuộc sống, làm chủ bản thân không đua đòi, xa ngã vào các tệ nạn xã hội, biết phân chia thời gian sinh hoạt hợp lí

Câu 4 (trang 11 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự chủ bằng cách: Suy nghĩ kỹ trước khi nói và hành động xem xét lời nói hành động của mình đúng hay sai,biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Câu 5 (trang 11 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Những hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự chủ hoặc không tự chủ? Vì sao?

A. Nổi giận khi cấp dưới làm trái ý mình

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi thể hiện sự đồng tình hay

C. Điều chỉnh cách ứng xử của mình với từng đối tượng giao tiếp

D. Làm theo ý muốn của bản thân dù không được mọi người ủng hộ

E. Suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định

– Hành vi thể hiện sự tự chủ: C, E bởi vì nó thể hiện bản thân là người có suy nghĩ, hiểu biết, làm chủ được hành vi của mình.

– Hành vi thể hiện sự không tự chủ: A, B, D bởi những hành vi này thể hiện sự thiếu chính kiến cá nhân, không làm chủ được bản thân, bản thủ cứng nhắc

Câu 6 (trang 12 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

a. Hành vi của Kiên thể hiện sự thiếu tự chủ, không biết sắp xếp công việc, không biết làm chủ cảm xúc bản thân

b. Nếu là Kiên trong tình huống ấy, em sẽ gọi điện từ chối đi đá bóng cùng các bạn, sau đó đi đón em và chơi cùng em

Câu 7 (trang 12 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

a. Suy nghĩ của Lâm thể hiện Lâm không biết làm chủ cảm xúc của mình, hành vi vò bài kiểm tra và vứt xuống đất thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với kiến thức và giáo viên, hành vi thiếu kiềm chế

b. Nếu em là Lâm trong tình huống ấy, em sẽ chọn cách xử lí: Lên gặp cô giáo và nhờ cô chỉ ra nguyên nhân vì sao mình bị điểm kém

Câu 1 (trang 13 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

a. Hiện tượng đó là một hiện tượng xấu, hiện tượng tiêu cực cần phải nhanh chóng ngăn chặn. Hành vi a dua, đua đòi theo bạn xấu của một số bạn học sinh thể hiện sự thiếu tự chủ của các bạn

b. Sự a dua, đua đòi ấy có thể dẫn đến những hậu quả: Sa sút việc hành, ý thức rèn luyện đạo đức, phẩm chất đi xuống, dễ xa ngã và đi vào con đường của tệ nạn xã hội

c. Để tránh sự lôi kéo của bạn bè xấu học sinh cần phải có thái độ tránh xa những kẻ xấu, có chính kiến của bản thân, không đùa đòi dẫn đến bị sa ngã, rủ rê

Câu 2 (trang 14 Vở bài tập GDCD 9):

Trả lời:

Người biết tự chủ là người biết cư xử có văn hóa, ý kiến này hoàn toàn đúng đắn. Tại vì: những người biết tự chủ học sẽ biết suy nghĩ trước khi hành động, họ sẽ biết hành động một cách có tính toán, nghĩ trước nghĩ sau cho nên trong cách ứng xử của mình, học sẽ biết cách làm hợp tình hợp lí nhất.

Câu chuyện trên cho thấy, K là người không biết tự chủ, không biết làm chủ hành vi của mình, Vì sở thích nên đã mắc phải tệ nạn xã hội đó là trộm cắp và cuối cùng trầm trọng hơn đó là mắc bệnh tâm thần. Hậu quả của việc thiếu tự chủ đối với mỗi người là vô cùng nguy hiểm, thậm chí hủy hoại cả cuộc đời của mỗi người.

Câu 1 (trang 15 Vở bài tập GDCD 9)

Dân chủ phải đi đôi với kỉ luật tại vì tính dân chủ thiên về tự do thể hiện những ý kiến quan điểm, lập trường, hành động của cá nhân. Tuy nhiên nếu như mỗi cá nhân đều chỉ biết làm theo ý muốn, sở thích của mình thì cộng đồng, tập thể xã hội sẽ trở nên hỗn loạn, cần có kỉ luật để con người điều chỉnh hành vi và có khuôn khổ trọng việc thể hiện hành động của cá nhân mình.

Câu 2 (trang 15 Vở bài tập GDCD 9)

Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào dân chủ và kỉ luật. Nhờ có dân chủ, các bạn có thể tham gia đóng góp ý kiến, nói lên những quan điểm cá nhân mang tính xây dựng để trường lớp ngày càng đi lên. Tuy nhiên, những hành động việc làm của các bạn phải nằm trong khuôn khổ đó là kỉ luật, nhờ có kỉ luật các bạn mới có thể điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 3 (trang 16 Vở bài tập GDCD 9)

– Những biểu hiện thiếu dân chủ: Làm theo sự áp đặt của thầy cô, cha mẹ, không có quyền nói lên ý kiến cá nhân mình, trong cuộc họp chỉ có lãnh đạo được lên tiếng chỉ đạo, nhân viên không có quyền đóng góp,…

– Những biểu hiện vô kỉ luật: Nói leo trong giờ học, tranh nhau phát biểu ý kiến trong hội nghị, làm theo ý muốn của mình không quan tâm đến người khác,…

Câu 4 (trang 16 Vở bài tập GDCD 9)

– Những biểu hiện tốt: Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, đóng góp những ý tưởng cho Đoàn đội, tham gia xây dựng lớp trở thành tập thể tiên tiến, trò chuyện và nói lên những suy nghĩ của bản thân với bố mẹ, thực hiện tốt quy định của trường, lớp.

– Những biểu hiện chưa tốt: Đôi khi còn phát biểu tự do trong giờ, còn đi học muộn

– Cách khắc phục: Tự ý thức được hành vi của bản thân và sửa chữa

Câu 5 (trang 16 Vở bài tập GDCD 9)

Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần phải:

– Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân

– Dám nghĩ dám làm

– Dám nói lên những suy nghĩ của mình

– Không buông thả, sống có nguyên tắc, kỉ luật

Câu 6 (trang 16 Vở bài tập GDCD 9)

Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài

B. Nói dự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài

C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ

D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/sinh hoạt Đội

Chọn đáp án A

Câu 7 (trang 17 Vở bài tập GDCD 9)

Ý kiến Đúng Sai

A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất cứ việc gì, ở đâu

X

B. Thực hiện dân chủ sẽ phát huy được sự đóng góp của mọi người vào công việc chung
X

C. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người

X

D. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể
X

E. Trong nhà trường chỉ có kỉ luật, không cần có dân chủ

X

F. Chỉ trong quân đội mới cần có kỉ luật

X