Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 – Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.

Câu 1 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người chính trực là:

– Ông đặc biệt lưu ý diệt trừ nạn tham ô

– Điều tra và xử lại đúng vụ án sai của Tri huyện Thanh Ba, xử đúng người đúng tội, trả lại đất đai cho người nghèo

– Ông kiên quyết không nghe lời tỉnh cầu của Hình bộ thượng thư về việc tha lỗi cho Tri huyện Thanh Ba, đồng thời còn khẳng định rằng “Tôi và ông đều là quan triều đình, phải công bằng, chính trực, thẳng thắn”.

Câu 2 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:

– Chấp hành nội quy nới mình sinh sống, học tập và làm việc.

– Phê phán, lên án những việc làm sai trái

– Biết lắng nghe, phân tích đúng sai và đưa ra ý kiến của bản thân

Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:

– Làm trái với những quy định của pháp luật, địa phương, cơ quan nơi mình sống, làm việc và học tập

– Tự ý làm những hành động sai trái bất chấp pháp luật

– Thấy việc làm sai phạm của người khác mà không dám phê phán, đưa ra ý kiến của mình.

Câu 3 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Thái độ bang quan của mọi người trước những hành động sai trái gây nên rất nhiều hệ quả đáng tiếc:

– Đối với xã hội: tạo nên một môi trường xã hội không văn minh, ích kỉ, trở thành mối hiểm họa với mọi cá nhân, ai cũng phải sống đề phòng và chỉ nghĩ đến bản thân mình.

– Đối với người bị hại: thiệt hại về tinh thần, kinh tế và mất niềm tin vào xã hội, từng bước trở thành người ích kỉ, không còn đấu tranh cho lẽ phải

– Đối với mỗi cá nhân chúng ta: không được sống vô tư khi xung quanh lẽ phải không được bảo vệ, mối nguy hiểm luôn thường trực đe dọa.

Câu 4 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải, bản thân em cần:

– Nghe lời răn dạy của ông bà, cha me, thầy cô giáo

– Chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của trường lớp

– Biết phân biệt đúng sai, đề cao lẽ phải, phê phán những hành động sai trái

– Dũng cảm tố cáo những hành vi trái với lẽ phải, không để những lời đe dọa hoặc những người có quyền lực làm sai lệch sự thật và lẽ phải

Câu 5 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Câu 6 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bênh vực ý kiến đó.

Câu 7 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Những câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải đó là:

A. Thương ai chữ nghĩa hơn vàng

Chữ nhân coi trọng chữ sang bình thường

C. Khó mà biết lẽ biết trời

Biết ăn biết ở hơn người giàu sang

E. Làm người suy chín xét xa

Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài

G. Khôn ngoan ba chốn bốn bề

Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai

Câu 8 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

a. Thái độ của Lan tức giận mỗi khi có người không ủng hộ ý kiến của mình là hoàn toàn đáng trách, đó là thái độ không tôn trọng lẽ phải, không tôn trọng người khác. Những ý kiến Lan đưa ra không phải lúc nào cũng đúng, biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để sửa đổi thì mới có thể tiến bộ được

b. Thái độ của Hùng là một thái độ tiêu cực và không có chính kiến. Hùng hoài nghi tất cả ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp chúng tỏ Hùng không có niềm tin vào cuộc sống, không tin vào khả năng của bản thân, không biết nhận định đúng sai phải trái.

c. Suy nghĩ của An và Mai là hoàn toàn sai. Chơi thân với nhau không có nghĩa là ủng hộ, bảo vệ mọi ý kiến của nhau, bởi có thể những ý kiến bạn đưa ra là sai, là không phù hợp với lẽ phải, là bạn thân phải biết chỉ ra cho bạn những điểm sai để bạn tiến bộ hơn thay vì bao che cho nhau.

Câu 9 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 8): Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

A. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình

B. Chống lại những quan điểm sai trái, tiêu cực

C. Luôn làm hài lòng những người xung quanh

D. Luôn phê phán những ai không cùng quan điểm với mình

E. Bao giờ cũng ủng hộ, bảo vệ quan điểm của bản thân

Trả lời:

Chọn đáp án: B

Câu 1 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Câu nói “bất hợp tác với điều xấu cũng là nghĩa vụ như hợp tác với người tốt” đã khẳng định ý nghĩa của việc biết lên án, phê phán những điều xấu trong xã hội. “Bất hợp tác” là thái độ lên án, phê phán chống lại cái xấu, cái ác, “hợp tác” là tôn trọng, tuân theo và nghiêm túc thực hiện điều tốt, điều thiện. Hai việc là này có ý nghĩa quan trọng tương đương với nhau, song hành với nhau thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Câu 2 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Bạn Quân lớp em là con trai của thầy hiệu phó trong trường, tuy nhiên Quân là một học sinh hiếu động, không ham học lại thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy lớp. Một lần, do xảy ra xích mích, Quân và Nam đã xảy ra xô xát với nhau. Mặc dù biết là Quân là con của thầy hiệu phó nhưng cô Loan lớp em đã có hình thức xử lí rất công bằng, không bao che, dung túng cho việc làm của bạn. Cô đã hạ hạnh kiểm và kỉ luật của hai bạn như nhau. Từ đó chúng em cảm thấy thêm yêu quý và phục cô hơn.

Câu 3 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Em không đồng tình với quan điểm của Hà. Chân lí không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh bởi lẽ những dẫn chứng mà bạn đưa ra lịch sử đã chứng minh và cho ta câu trả lời rằng những kẻ làm việc xấu, việc ác đến cuối cùng vẫn bị diệt vong.

Chân lí không thuộc về kẻ mạnh hay kẻ yếu mà chân lí thuộc về lẽ phải. Minh chứng là trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, phải đối đầu với kẻ thù vô cùng mạnh thế nhưng với tinh thần chính nghĩa nước Việt Nam ta đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược giành lại độc lập cho non sông.

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người

– Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:

– Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân

– Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải

– Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức

– Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch

Câu 4 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Một vài tấm gương liêm khiết:

Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến

Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.

Câu 5 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu

B. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở người người giàu sang

C. Làm người biết nghĩ biết suy

Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài

D. Của thấy không xin

Của công giữ gìn

Của rơi không nhặt

E. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

F. Của mình thì giữ bo bo

Của người thì đớp cho no rồi về

G. Áo rách cốt cách người thương

H. Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

Trả lời:

Chọn đáp án: A, B, D, G

Câu 6 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.

b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết

c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.

Câu 7 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.

Câu 8 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):

Trả lời:

Hành vi Đúng Sai

A. Phải quan hệ thật tốt với các thầy cô giáo thì mới mong được điểm cao X

B. Ông Hải thường xuyên nhận quà biếu xén của nhân viên X

C. Hà nhặt được tiền của Nam làm rơi nhưng lờ đi X

D. Mai luôn tự lực phấn đấu vươn lên trong học tập X

E. Hùng thường xuyên quay cóp trong giờ kiểm tra X

G. Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình X