Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 – Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Giáo Dục Công Dân lớp 7.

Câu 1 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Những tấm ảnh có biểu hiện trái với giản dị là: ảnh 2, ảnh 7, ảnh 8

Câu 2 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Sống giản dị là sống không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài, sống phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội

Chúng ta cần sống giản dị bởi giản dị giúp con người dễ hòa đồng, hòa nhập với cộng đồng, xã hội, được mọi người yêu quý, coi trọng, giúp ta tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm cho cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn

Câu 3 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội là:

   – Hài lòng, trân trọng với những thứ mình đang có không đua đòi, chạy theo vật chất bên ngoài

   – Biết bản thân mình là ai, mình đang có những gì, tận dụng và sử dụng nó một cách hợp lí

   – Sử dụng mọi thứ một cách hợp lí, không sa hoa, lãng phí

   – Sống tiết kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình

   – Không hoang phí làm tổn thất xã hội

Câu 4 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của lối sống giản dị:

   – Đi đứng nhẹ nhàng, uyển chuyển, không ồn ào

   – Cách ăn mặc: Không màu mè, không rách rưới, ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi

   – Cách nói năng giao tiếp: Nói năng tế nhị, khiêm tốn nhẹ nhàng, lịch sự thoải mái, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng.

   – Cách sử dụng của cải, vật chất: Không sử dụng đồ lãng phí, không đua đòi chạy theo những thứ sa hoa, phù phiếm, sống gọn gàng, ngăn nắp,…

Câu 5 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Câu 6 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Tiết kiện thời gian, tiền bạc, sống giản dị dễ hòa đồng và được mọi người yêu quý, bản thân cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn

– Đối với gia đình: Tiết kiệm cho gia đình, đem lại sự bình yên, hạnh phúc

– Đối với xã hội: Tạo ra những mỗi quan hệ chan hòa chân thành, loại trừ những thói hư tật xấu do xa hoa, lãng phí, tránh các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội trở nên lành mạnh hơn

Câu 7 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Học sinh THCS cần thực hiện lối sống giản dị:

   – Ăn mặc đúng lứa tuổi, không son phấn, không nhuộm tóc, không ăn mặc gợi cảm, thực hiện đúng nội quy của trường, lớp

   – Khiêm tốn, giản dị không sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không đua đòi theo bạn bè

   – Sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu

   – Ngăn nắp, gọn gàng, không bừa bộn, cẩu thả

Câu 8 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

– Liên hệ: Bản thân em đã sống giản dị, đúng tác phong của một học sinh, nói năng lịch sự, nhẹ nhàng, khiêm tốn, không đua đòi, hòa nhã với bạn bè, không khoe khoang, ăn mặc lịch sự,…

– Em thấy mình rất cần sống giản dị tại vì sống giản dị em sẽ dễ dàng hòa nhập với mọi người, được mọi người yêu quý, xem trọng, không tốn thời gian, tiền bạc, không để lãng phí của cải, bản thân sống giản dị sẽ trở nên thanh thản, thoải mái hơn

Câu 9 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

– Làm khi lành để dành khi đau

– Thì giờ là vàng bạc

– Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai

– Tích tiểu thành đại

– Năng nhặt chặt bị

Câu 10 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A. Gia đình nghèo thì mới cần sống giản dị

B. Học sinh phổ thông, không phân biệt con nhà giàu hay con nhà nghèo đều phải biết sống giản dị

C. Ăn mặc giản dị làm cho con người thiếu tự tin

D. Chỉ cần có cử chỉ đơn giản trong giao tiếp, không cần phải ăn mặc, nói năng giản dị.

Trả lời:

Chọn đáp án: B

Câu 11 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a. Việc làm của Thúy là hành động thể hiện sự đua đòi, sống không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện gia đình.

b. Nếu là bạn Thúy em sẽ khuyên bạn: Không nên đua đòi bạn bè, xin tiền mẹ để tổ chức sinh nhật, phải biết sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, biết thương mẹ hơn

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến của bạn Hà. Tại vì giản dị là lối sống cần có ở mỗi người, dù nhà giàu hay nghèo, sống giản dị sẽ dễ hòa nhập, hòa đồng với mọi người, được người khác yêu quý, kính trọng hơn

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số tấm gương giản dị:

Trong khu phố em có bác An, là giám đốc một công ti lớn. Mặc dù giàu có nhưng bác sống rất hòa đồng với mọi người trong khu phố, không tỏ ra mình giàu, bác sống giản dị, khiêm nhường, thường xuyên tham gia các hoạt động của khu dân cư, bác được bà con trong khu dân cư vô cùng yêu quý và tin tưởng.

Bạn Thanh là học sinh giỏi của lớp, dù vậy nhưng bạn không bao giờ tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn, bạn thường xuyên chỉ bài cho các bạn trong lớp, sống rất hòa đồng. Thành tích của bạn ở lớp, ở trường rất cao nhưng chưa bao giờ bạn khoe khoang và coi thường bạn bè. Thanh được các bạn trong lớp rất tin yêu và quý mến

Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp, chất lượng bên trong, xem những giá trị bên trong tốt hơn các giá trị bề ngoài. Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Câu a (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Bác Hồ của chúng ta đã sống một cuộc đời vô cùng giản dị, trong sạch: Bác không cần người khác phục vụ vì Bác cho rằng mình không phải là vua, Bác không bao giờ ăn đồ ngon một mình, cũng không muốn được cung tiến đồ ăn ngon, Bác không muốn vì đồ ăn ngon mà phải đánh đổi bằng sự phiền hà, mệt nhọc của người khác, Bác không cần câu nệ, lễ nghi.

Câu b (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Bác Hồ có lối sống giản dị như vậy bởi Bác là người sống trong dân, gần dân và thấu hiểu nỗi lòng của dân, thương dân

Bác là người có phẩm chất cao quý, có lối sống trong sạch.

Câu 1 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải

Mỗi chúng ta cần phải sống chân thực bởi vì: Đây là đức tính quý báu giúp nâng cao phẩm giá con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, kính trọng, xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ, lành mạnh hơn

Câu 2 (trang 13 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của trung thực:

   – Trong học tập: Không gian lận trong thi cử, nhận khuyết điểm khi mắc lỗi, không bao che cho người khác, chủ động tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập không dựa dẫm, ỷ lại

   – Trong công việc: Chủ động hoành thành công việc, không nói dối cấp trên, bao che cho cấp dưới, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp để cùng tiến bộ

   – Trong quan hệ với thầy cô giáo: Không nói dối thầy cô, không nói sai về thầy cô,..

   – Trong quan hệ với bạn bè: không nói xấu, nói sai về bạn bè, không ăn cắp đồ dùng hộc tập của bạn bè, thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cho bạn, không nói dối các bạn

   – Trong sinh hoạt tập thể: Dám nhận khuyết điểm trước tập thể khi mặc lỗi, công bằng trong khi giải quyết mọi việc, không bao che, thiên vị,

   – Trong gia đình: Không nói dối cha mẹ, dám nhận những khuyết điểm với gia đình nấu mắc lỗi,..

   – Ngoài xã hội: Nhặt được của rơi trả người đánh mất, không bợ đỡ, xu nịnh người khác, dũng cảm chống lại những cái xấu xa

Câu 3 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

– Bản thân em đã sống rất trung thực

– Biểu hiện: Không gian lận trong thi cử, không chép bài của bạn, tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập, không nói xấu, nói những điều không đúng về người khác, dám chỉ ra những khuyết điểm của người khác, không bao che, dám nhận đứng ra nhận lỗi khi mắc lỗi,…

Câu 4 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Những việc làm, biểu hiện thể hiện lối sống trung thực trong cuộc sống: Dám nhận lỗi của mình, không bao che che cho cái xấu, cái ác, bảo vệ lẽ phải không ngại khó khăn, nguy hiểm, nhặt được của rơi trả người đánh mất, dũng cảm nhận lỗi của mình, không nói xấu người khác

Câu 5 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

– Những biểu hiện trung thực trong lớp: Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, dám chỉ ra các mặt hạn chế của bạn, không gian lận trong thi cử, không nói dối thầy cô, bạn bè

– Những biểu hiện thiếu trung thực trong lớp: Quay cóp bài của bạn, sử dụng phao trong các kì thi, các kì kiểm tra, nói dối thầy cô để nghỉ học, giả mạo chữ kí phụ huynh trong đơn xin nghỉ học, nói xấu bạn bè trong lớp.

– Để khắc phục tình trong thiếu trung thực, tập thể lớp đã lập ra bảng nội quy với những hình phạt thích đáng cho các hành vi thiếu trung thực, khuyên can những bạn có biểu hiện thiếu thực cần sửa đổi

Câu 6 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Hành vi nào dưới đây thể hiện tính trung thực?

A. Cho bạn chép bài của mình trong khi thi

B. Nói thật với bạn bè

C. Phê bình, góp ý khi bạn có khuyết điểm

D. Im lặng khi thấy bạn có khuyết điểm

E. Nhờ bạn làm hộ bài tập về nhà

G. Không làm được bài nhưng không nhìn bài bạn trong khi thi

Trả lời:

Chọn đáp án: B, C, G

Câu 7 (trang 15 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a. Em không đồng ý với cách xử sự củ bạn Minh, vì đó là hành vi thiếu trung thực, nói dối mẹ

b. Nếu có bạn như Minh, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, em sẽ chỉ rõ ra cho bạn việc làm của Minh là hành vi thiếu trung thực, nếu bị mẹ phát hiện, Minh sẽ hoàn toàn bị đánh mất niềm tin và chắc chắc sẽ bị mẹ xử lí nghiêm. Đặc biệt, nói dối một lần rồi nhiều lần sẽ trở thành thói quen, Minh sẽ làm mất đi nhân cách của mình

Câu 8 (trang 15 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Biểu hiện Trung thực Không trung thực
A. Luôn bênh vực những người nói và làm đúng x
B. Chỉ nói thật với bản thân, nói sai với bạn khác x
C. Sẵn sàng nhận lỗi về mình khi làm việc chưa tốt x
D. Che giấu khuyết điểm cho bạn vì sợ bạn buồn x
E. Nhận lỗi thay cho bạn x
G.Nhặt được của rơi trả người đánh mất x