Vitamin là gì và thực phẩm bổ sung vitamin hiệu quả
Vitamin là nhóm các loại hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực phẩm, được con người bổ sung hàng ngày phục vụ cho các hoạt động sống. Có rất nhiều loại vitamin, trong đó quen thuộc nhất là vitamin A, C, D, E,…
16/10/2020 | 7 tác dụng của vitamin B5 đối với sức khỏe
30/09/2020 | Những công dụng của vitamin E không phải ai cũng biết
16/09/2020 | Liều lượng và những lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Mục Lục
1. Vitamin là gì?
Nguồn gốc vitamin lần đầu tiên được phát hiện năm 1905 trong sữa và được chứng minh là cần thiết cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng. Đến năm 1912, yếu tố hữu cơ này mới thực sự được phân tách, được Casimir Funk miêu tả giống như amin và đặt tên là vitamin.
Vitamin gồm nhiều nhóm và nhiều loại có vai trò riêng trong cơ thể
Vitamin không chỉ có một loại, và Cornelia Kennedy chính là người sử dụng hệ thống chữ cái latinh quen thuộc để đặt tên cho từng loại vitamin. 5 loại vitamin được phát hiện đầu tiên và được đặt là 5 chữ cái đầu tiên gồm: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin E.
Các chất hữu cơ được phát hiện về sau với cấu trúc tương tự các vitamin này sẽ được đặt theo chữ số, ví dụ vitamin B1 (Thiamine) và vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B3 (Niacin), vitamin B7 (Biotin), vitamin B12 (Cobalamins),…
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin nên nguồn dưỡng chất này bắt buộc cần bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày. Cơ thể thường không sử dụng hết vitamin được nạp vào mà sẽ lưu trữ một lượng nhỏ để dự trữ.
Cơ thể không tự tổng hợp vitamin được
Mỗi loại vitamin lại có vai trò riêng, tham gia vào các quá trình chuyển hóa, sinh học phục vụ cho hoạt động sống. Có thể tóm gọn vai trò của các loại vitamin với con người như sau:
– Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa và điều trị bệnh.
– Là thành phần thiết yếu để tạo nên tế bào, giúp duy trì sự sống và đảm bảo sự phát triển của tế bào.
– Tăng cường chức năng của hệ thần kinh và tim mạch.
– Tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng sử dụng cho tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể.
– Bảo vệ cơ thể tránh sự tấn công của tác nhân gây bệnh, hỗ trợ phục hồi nhanh tổn thương.
Mỗi loại thực phẩm lại chứa lượng vitamin và loại vitamin nhất định, vì thế mỗi người cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để bổ sung đủ dưỡng chất này. Việc thiếu hụt bất cứ loại vitamin nào cũng ảnh hưởng đến các quá trình diễn ra trong cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tăng nguy cơ bệnh lý.
2. Thực phẩm bổ sung vitamin hiệu quả
Công dụng của vitamin và nguồn thực phẩm bổ sung vitamin các loại là khác nhau, cụ thể như sau:
Vitamin A tồn tại trong nhiều loại thực phẩm như: trứng, gan, sữa, các loại trái cây, rau củ quả có màu vàng hoặc xanh (rau diếp, cà rốt,…). Vitamin A nguồn gốc động vật tồn tại chủ yếu ở dạng rượu retinol, còn vitamin A nguồn gốc thực vật tồn tại ở 3 dạng là Beta, Alpha và Gamma carotene.
Vitamin A có sẵn trong nhiều thức ăn tự nhiên
Dưỡng chất này tham gia vào các hoạt động của thị giác, tiêu hóa và đường hô hấp. Việc bổ sung thiếu vitamin A sẽ gây ra nhiều tình trạng: dễ bị nhiễm trùng, khô da, giảm thị lực, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,…
Vitamin B1 có nguồn gốc từ các loại thực phẩm như: mầm lúa mì, thịt lợn, lòng đỏ trứng, cám gạo, ngũ cốc nguyên chất, gạo nâu,…
Vitamin B1 cũng có vai trò duy trì chức năng não, tăng cường nhận thức hoạt động và duy trì khối cơ tim, bụng, ruột. Ngoài ra, vitamin B1 còn biết đến là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa gốc tự do gây bệnh. Tình trạng bổ sung thiếu vitamin B1 là suy giảm trí nhớ, viêm dây thần kinh, tê phù, rối loạn cảm giác tay chân,…
Vitamin B2 có trong cả thực vật lẫn động vật, trong đó có nhiều trong nấm, bông cải xanh, bơ, rau bina, cá, phomai, sữa chua,…
Vitamin B2 tồn tại trong tất cả các cơ thể sống, có vai trò quan trọng trong hình thành hồng cầu, phát triển tế bào và cơ thể, sản xuất kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vitamin B1 cũng tham gia hỗ trợ quá trình trao đổi chất, từ đó duy trì và cải thiện hoạt động đường tiêu hóa hiệu quả hơn.
Tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin B2 sẽ nảy sinh ra rối loạn thị giác, rụng tóc, tiêu hóa kém, mất ngủ, phản ứng chậm, viêm ở miệng và lưỡi,…
Vitamin B2 giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nguồn gốc của vitamin B3 là các loại thực phẩm như bông cải xanh, men bia, bột bắp, khoai tây, phô mai, gan bò,… hoặc trong các loại thảo dược như bạc hà, cỏ linh lăng,…
Vai trò của vitamin B3 với cơ thể là tham gia vào quá trình bài tiết mật và dịch tiêu hóa, tổng hợp hormone tình dục. vitamin b3 cũng có vai trò trong việc điều chỉnh hàm lượng cholesterol xấu trong máu, tăng cường tuần hoàn máu và các bệnh lý liên quan.
Vitamin B3 cần bổ sung từ thực phẩm đủ nhu cầu của cơ thể, nếu không sẽ dẫn tới nhiều rối loạn bệnh lý như: trầm cảm, trí nhớ kém, nhiệt miệng, choáng váng, mất ngủ,…
2.5. Vitamin C
Vitamin C có rất nhiều trong thực vật như cam, ổi, chanh, quýt, cà chua, rau cải, bông cải xanh,… Dưỡng chất này là thành phần quan trọng để cơ thể tổng hợp collagen – phần quan trọng của dây chằng và sụn khớp. Ngoài ra, vitamin C cũng có vai trò giúp răng chắc khỏe, cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy mau lành vết thương hơn.
Vitamin C được dùng trong điều trị bệnh
Thực tế trong y học hiện nay, vitamin C còn được sử dụng trong điều trị cảm cúm thông thường và ngăn ngừa, chống nhiễm trùng. Mặc dù có sẵn trong nhiều loại thực phẩm song rất nhiều người vẫn không bổ sung đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể, gây mệt mỏi, kém ăn, chảy máu chân răng, da bong tróc,…
2.6. Vitamin D
Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm sau: ngũ cốc, sữa chua, dầu cá, cá, trứng,… hoặc cơ thể có thể nhận được từ ánh nắng mặt trời.
Vitamin này là vi chất quan trọng giúp tổng hợp tế bào xương, ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến xương như: còi xương ở trẻ nhỏ hay loãng xương ở người lớn tuổi. Vitamin D cũng tham gia vào quá trình đông máu, dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa bệnh ung thư.
2.7. Vitamin E
Vitamin E là một trong những chất chống oxy hóa, giúp khử đi những gốc tự do gây hại, giúp cơ thể khỏe mạnh. Cách tốt nhất là bổ sung vitamin E cho cơ thể qua thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin E rất quen thuộc là hạnh nhân, hạt dẻ, rau cải xanh, rau bina,…
Vitamin nói chung có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự sống của con người. Vì thế hãy xây dựng chế độ ăn hàng ngày bổ sung đủ vitamin các loại cần thiết cho cơ thể.