Viết văn hay không khó… Khi có cẩm nang vàng trong tay – Genesis School

Nếu bố mẹ thường thấy con nhăn nhó khi nhận được đề bài viết một đoạn/bài văn hoặc vò đầu bứt tai vì không biết nên dùng từ ngữa ra sao, đặt câu thế nào để có một bài văn hấp dẫn thì những bí quyết sau sẽ giúp các bạn nhỏ hào hứng, sáng tạo hơn với những sản phẩm ngôn ngữ của mình.

Như thế nào là một bài văn hay?

Một bài văn hay hay không liệu có hoàn toàn là do cảm nhận của
mỗi người? Thực tế, cảm nhận chỉ là một phần trong việc đánh giá một bài văn
hay. Chúng ta có thể đánh giá một bài văn hay dựa trên các tiêu chí: ý tưởng, bố
cục, giọng văn, từ ngữ, diễn đạt, ngữ pháp và trình bày.

  • Ý tưởng: Bài văn mang đến một thông điệp, câu chuyện rõ ràng cho người đọc
  • Bố cục: Bài văn có cấu trúc, cách sắp xếp phù hợp với với mục đích
  • Từ ngữ: sử dụng đúng từ, đúng vị trí để truyền tải thông điệp của tác giả
  • Diễn đạt: bài văn diễn đạt mạch lạc
  • Giọng văn: thể hiện cá tính của người viết, kết nói cảm xúc với người đọc
  • Ngữ pháp: đảm bảo việc sử dụng đúng cấu trúc câu, không có lỗi chính tả, dấu câu …
  • Trình bày: đây là một điểm cộng lớn để người đọc có thiện cảm với một bài viết

Làm sao để có một bài văn hay?

Một bài văn hay xuất phát từ những đoạn văn hay và những đoạn
văn hay được tạo thành từ những câu văn hay. Chính vì vậy, để có một bài văn
hay, trước hết, các bố mẹ hãy hướng dẫn con cách viết được câu văn đúng ngữ
pháp, mạch lạc và thú vị nhé.

1. Đặt câu hỏi

Trước khi đặt bút xuống viết, các bạn nhỏ nên trả lời 5 câu hỏi sau:

Boy asking questions about school work Free Vector

  • Ai? /Vật gì? /Con gì? /Sự việc gì? – Câu hỏi này được sử dụng để xác định đối tượng của câu, thông thường sẽ đóng vai trò chủ ngữ trong câu.
  • Đang làm gì? – Câu hỏi này giúp học sinh xác định được hành động đối tượng thực hiện, đóng vai trò là vị ngữ trong câu. 
  • Ở đâu? – Câu hỏi giúp mở rộng thông tin cho câu, chỉ yếu tố địa điểm
  • Khi nào? – Câu hỏi giúp mở rộng thông tin cho câu thể hiện thời gian diễn ra hành động
  • Vì sao? – Câu hỏi giúp mở rộng thông tin của câu thể hiện nguyên nhân, lí do xảy ra hành động.

Ví dụ:

  • Con gì? – Con mèo
  • Đang làm gì? – Con mèo đang nằm ngủ.
  • Ở đâu? – Con mèo đang nằm ngủ trên mái nhà.
  • Khi nào? – Con mèo đang nằm ngủ trên mái nhà vào buổi trưa.
  • Vì sao? – Con mèo đang nằm ngủ trên mái nhà vào buổi trưa vì mèo rất mê ngủ ngày.

Với công thức này, câu văn đã đem đến nhiều thông tin cho người
đọc hơn hẳn rồi!

2. Liên tưởng hình ảnh

Với những hình ảnh đã có trong câu hay đoạn văn, đừng quên
tìm những từ tương ứng với hình ảnh đó để tạo nên một câu hoàn chỉnh hay liên
tưởng đến những hình ảnh có thể có trong câu, giúp câu trở nên gợi hình hơn.

Ví dụ: Trong câu có hình ảnh chiếc lá, các bạn nhỏ có thể tìm cá từ miêu tả về chiếc lá như “xanh tươi”, “hình trái tim” hay liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá rung rinh trong gió, những tia nắng xuyên qua kẽ lá ….

3. Sử dụng các giác quan trong câu văn

Thông thường, khi viết, các học sinh thường lưu tâm đến việc
quan sát sự vật, hiện tượng bằng mắt để miêu tả mà đôi khi quên mất những giác
quan còn lại. Nếu vận dụng được khứu giác, xúc giác, thính giác để viết, đoạn
văn, bài văn sẽ mang đến cho người đọc những cảm giác gần gũi, chân thực hơn.

Ví dụ: Trong khu vườn xanh mát với tiếng chim hót líu lo, những bông hông hoa hồng nở rộ, tỏa hương thơm ngát mang đến cho tôi cảm giác bình yên.

4. Đa dạng hóa vốn từ của bản thân

Kids boy and girl reading the book on table poster vector illustration Free Vector

Cùng một sự vật, sự việc nhưng được miêu tả bằng các từ ngữ
khác nhau sẽ đem đến những cảm nhận, trải nghiệm khác biệt cho người đọc. Chính
vì vậy, bố mẹ dành thời gian cùng con đoc sách để tích lũy thêm vốn từ và cách sử
dụng từ thích hợp. Những tích lũy này sẽ góp phần hỗ trợ con trong việc tạo dựng
nên những bài văn hay, sáng tạo.

5. Ngữ pháp chính xác

Một bài văn hay không thể thiếu đi tính chính xác về mặt ngữ pháp. Các bạn nhỏ cần luyện tập viết câu đơn hoàn chỉnh trước khi viết những câu dài và phức tạp. Bên cạnh đó, việc sử dụng dấu câu cũng cần được lưu ý để đảm bảo sự rõ ràng, mạch lạc cho bài văn.

Hy vọng rằng với những bí quyết trên, viết văn sáng tạo sẽ
không còn là một hoạt động học tập gò bó khô cứng. Các bạn nhỏ sẽ có thể thỏa sức
sáng tạo và thể hiện khả năng quan sát, tư duy văn học của bản thân qua chính
những con chữ của mình.