Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Phân chia theo các vùng miền
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Trên mảnh đất hình chữ S thân thuộc, quốc gia Việt Nam được cấu thành từ 63 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em với những đặc điểm địa hình và xã hội khác nhau.
Đặc điểm địa lý của Việt Nam
Việt Nam thuộc Đông Nam Á với phần lớn lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có hình dạng chữ S với đầy đủ các địa hình phổ biến như đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, sông hồ và biển.
Hiện tại sau nhiều lần thay đổi trong lịch sử, Việt Nam được chia thành 8 vùng lớn tương ứng với vị trí và tiểu vùng địa lý đặc biệt và 63 tỉnh thành.
Mỗi tỉnh thành sẽ sở hữu những đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội khác nhau. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan về những đặc điểm nổi bật của các tỉnh thành Việt Nam nhé!
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành?
Qua nhiều lần thay đổi trong lịch sử cho tới hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh thành trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đầy đủ danh sách 63 tỉnh thành hiện nay của Việt Nam:
-
-
An Giang
-
Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Bắc Giang
-
Bắc Kạn
-
Bạc Liêu
-
Bắc Ninh
-
Bến Tre
-
Bình Định
-
Bình Dương
-
Bình Phước
-
Bình Thuận
-
Cà Mau
-
Cần Thơ
-
Cao Bằng
-
Đà Nẵng
-
Đắk Lắk
-
Đắk Nông
-
Điện Biên
-
Đồng Nai
-
Đồng Tháp
-
Gia Lai
-
Hà Giang
-
Hà Nam
-
Hà Nội
-
Hà Tĩnh
-
Hải Dương
-
Hải Phòng
-
Hậu Giang
-
Hòa Bình
-
Hưng Yên
-
Khánh Hòa
-
Kiên Giang
-
Kon Tum
-
Lai Châu
-
Lâm Đồng
-
Lạng Sơn
-
Lào Cai
-
Long An
-
Nam Định
-
Nghệ An
-
Ninh Bình
-
Ninh Thuận
-
Phú Thọ
-
Phú Yên
-
Quảng Bình
-
Quảng Nam
-
Quảng Ngãi
-
Quảng Ninh
-
Quảng Trị
-
Sóc Trăng
-
Sơn La
-
Tây Ninh
-
Thái Bình
-
Thái Nguyên
-
Thanh Hóa
-
Thừa Thiên Huế
-
Tiền Giang
-
Thành phố Hồ Chí Minh
-
Trà Vinh
-
Tuyên Quang
-
Vĩnh Long
-
Vĩnh Phúc
-
Yên Bái
-
Phân chia tỉnh thành Việt Nam theo các vùng
Hiện nay, 63 tình thành Việt Nam được chia thành 8 tiểu vùng địa lý chính với những đặc điểm địa lý, kinh tế và xã hội khác nhau. Để có thể giúp bạn nắm rõ hơn với đặc điểm của từng vùng, chúng tôi sẽ giới thiệu các tỉnh theo phân chia các vùng.
Đông Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ là một tiểu vùng địa lý nằm ở phía Đông của Bắc Bộ có diện tích tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc và hai vùng khác Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Tổng diện tích vùng: 86.172,1 km2
Tổng dân số vùng: 3.265.391 người
Các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng
Tây Bắc Bộ
Phần lớn diện tích Tây Bắc Bộ là địa hình núi cao và đa phần là dãy núi hình vòng cung. Đây là vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số như H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng, …
Tổng diện tích vùng: 50.858,32 km2
Tổng dân số vùng: 3.464.633 người
Các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái
Đồng bằng sông Hồng
Đây là vùng có lịch sử vô cùng lâu đời gắn liền với hai kinh đô xưa là Thăng Long và Hoa Lư. Đây là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp với mật độ dân số cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.
Tổng diện tích vùng: 20.973 km2
Tổng dân số vùng: 21.237.416 người
Các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc
Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ có bề rộng hẹp nhất của Việt Nam. Đây là khu vực có diện tích tiếp giáp biển lớn nên thường xuyên gặp nhiều thiên tai và có khí hậu khắc nghiệt.
Tổng diện tích vùng: 51.458,30 km2
Tổng dân số vùng: 10.913.210 người
Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Nam Trung Bộ
Nam Trung Bộ mặc dù cũng gặp nhiều hạn chế về khí hậu và thiên tai giống như Bắc trung Bộ nhưng nơi đây lại sở hữu tài nguyên biển vô cùng dồi dào với những bãi biển phù hợp để phát triển du lịch.
Tổng diện tích vùng: 45.000 km2
Tổng dân số vùng: 10 triệu người
Các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tây Nguyên
Tây Nguyên sở hữu tài nguyên rừng và loại đất bazan màu mỡ phù hợp để phát triển những loại cây trồng lâu năm như cà phê, ca cao, hồ tiêu,… Không chỉ vậy nơi đây còn sở hữu một cộng đồng các dân tộc thiểu số với những nền văn hóa độc đáo và đa dạng.
Tổng diện tích vùng: 54.507,99 km2
Tổng dân số vùng: 5.842.681 người
Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng
Đông Nam Bộ
Đây là khu vực tập trung trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Mật độ dân số tập trung tại khu vực này tương đối cao với những đô thị lớn nên có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế và xã hội.
Tổng diện tích vùng: 23.564 km2
Tổng dân số vùng: 14.025.387 người
Các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa và vựa trái cây lớn nhất của cả nước. Không chỉ vậy, đây cũng là nơi sở hữu một nguồn thủy hải sản nước ngọt và nước lợ vô cùng phong phú
Tổng diện tích vùng: 40.547,2 km2
Tổng dân số vùng: 17.367.196 người
Các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về đáp án cho câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Nếu bạn muốn đọc thêm những bài viết cùng chủ đề, đừng quên thường xuyên truy cập vào website Kiến thức máy móc để cập nhật được những bài viết mới nhất nhé!