Viện Nghiên cứu Hải sản

General Information

Author:

Issued date: 08/08/2008

Issued by:

Content

Author:Issued date: 08/08/2008Issued by:

Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học” (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,…; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái .

Có thể coi, thuật ngữ “đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học:

– toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn thế giới .

– tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO]

– tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick,1983)

– sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phước tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng. (OTA, 1987).

– sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen, các loài và các hệ sinh thái (Reid & Miller, 1989).

– sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên (AID, 1989).

– tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S. Forest Service, 1990).

– bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định. (McNeely et al., 1990).

– tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990).

– tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990).

– tính đa dạng về di truyền, phân loại và hệ sinh thái của các sinh vật sống ở một vùng, một môi trường, một hệ sinh thái xác định hoặc toàn bộ trái đất (McAllister, 1991).

– toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U .S. Congres 1991).

– tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó. Bao gồm tính đa dạng về các sinh vật sống, sự khác biệt về mặt di truyền giữa chúng và các quần xã, các hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. (Keystone Dialogue, 1991)

– tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991).

– Đề xuất một cấp thứ tư – đa dạng chức năng – sự đa dạng của những phản ứng khác nhau đối với những thay đổi của môi trường, nhất là sự đa dạng về quy mô không gian và thời gian mà các sinh vật phản ứng với nhau và với môi trường (J. Steele, 1991).

– toàn bộ các gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng (WRI, IUCN and UNEP, 1992).

– toàn bộ sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Bao gồm tất cả các gen di truyền, các loài, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái (ICBP, 1992).

– toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992).

– tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992).

– là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992).

– tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993).

– là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995).

– là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996).

Nguồn www.svbkol.org/forum/showthread.php?p=180216#post180216

Download