Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra > TinTucA > ChiTietTin

Trả lời: Theo quan niệm chung thì tài phán là các hoạt động xem xét và phán quyết về tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét phán quyết về tính đúng đắn của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Các tranh chấp này sinh ra khi người dân phản đối quyết định hay việc làm của cơ quan hành chính nhà nước, hay còn gọi là các khiếu nại, hành chính

 

Hiện nay, ở nước ta, thuật ngữ tài phán hành chính thường được hiểu theo hai cách:

 

–  Cách hiểu thứ nhất, coi tài phán hành chính chỉ là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước) với các tổ chức, cá nhân trong xã hội do Toà án nhân dân thực hiện theo trình tự tố tụng. Theo cách hiểu này thì tài phán hành chính đồng nghĩa với xét xử hành chính.

 

– Cách hiểu thứ hai, coi tài phán hành chính là toàn bộ các hoạt động phán xét tính đúng đắn của các quyết định hoặc hành vi quản lý khi nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp. Như vậy, tài phán hành chính sẽ bao gồm xét xử hành chính của Toà án và các cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính khác, đặc biệt là việc giải quyết của chính hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Việc giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay thuộc về chính các cơ quan hành chính.

 

Đề ấn tài phán hành chính hiện nay đang được Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo là nhằm thiết lạp một cơ chế tài phán hành chính mới, trong đó có một cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính với một trình tự, thủ tục nhanh gọn, thiết thực, linh hoạt và hiệu quả. Cơ quan này thuộc hệ thống hành pháp do Thủ tướng đứng đầu nhưng độc lập với các cơ quan quản lý các cấp, các ngành.