Việc làm của người lao động là gì? Vai trò và ý nghĩa của việc làm (cập nhật 2022)

Việc làm của người là động là gì? Vai trò và ý nghĩa của việc làm

Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khẳng định trong hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam. Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc làm

viec-lam-cua-nguoi-lao-dong

Khái niệm việc làm của người lao động là gì?

– Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người. Theo đại hội Đảng lần thứ VII: “Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng”.

– Theo khái niệm này việc làm được thể hiện dưới các dạng sau:

+ Làm những công việc mà người lao động khi thực hiện nhận được tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.

+ Làm những công việc khi người lao động thực hiện thu lợi nhuận cho

bản thân ( người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động cho bản thân để sản xuất sản phẩm).

+ Làm những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó ( do chủ gia đình làm chủ sản xuất).

– Theo quan niệm của thế giới về việc làm thì: người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.

 

Vai trò và ý nghĩa của việc làm

  • Trên bình diện kinh tế

+ xã hội Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế. Về mặt xã hội, giải quyết việc làm có mục tiêu hướng vào toàn dụng lao động, chống thật nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, bảo đảm thu nhập. Bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nền nếp xã hội.

  • Trên bình diện chính trị

+ pháp lí Việc làm không đơn thuần là vấn đề kinh tế – xã hội mà còn là vấn đề mang ý nghĩa chính trị. Chính sách việc làm không phù hợp tất yếu sẽ không hiệu quả đối với vấn đề lao động – việc làm nói riêng và các vấn đề xã hội nói chung. Hậu quả là sự gia tăng nạn thất nghiệp và những hệ quả kéo theo nó. Trên bình diện pháp lí, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người. Mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm, có quyền tiến hành bất kì hoạt động nào tọa ra thu nhập cho bản thân và gia đình nếu hoạt động đó là hợp pháp. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm còn gắn liền với chế độ pháp lí lao động, trong đó quan hệ việc làm được coi là quan hệ “tiền quan hệ lao động”, đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động.

  • Trên bình diện quốc gia

+  Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thế chính sách phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Và trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề lao động không chỉ còn là cạnh tranh giữa những NLĐ mà nó còn trở thành vấn đề giữa các quốc gia. Điển hình là việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động từ nước kém phát triển sang làm việc ở nước phát triển, từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động. Thị trường lao động không chỉ tồn tại trong đường biên giới lãnh thổ quốc gia mà không ngừng được mở rộng sang các quốc gia khác và trên phạm vi quốc tế.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật Việc làm là gì? Vai trò và ý của việc làm. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]