Video Content là gì? Tầm quan trọng của Video Content trong Marketing
Mục Lục
Phần lớn chúng ta đều biết rằng video có mang lại lợi ích lớn trong Content Marketing tuy nhiên có thể bạn chưa thật sự hiểu rõ một trong 5 dạng Content Marketing được sử dụng nhiều nhất này. Hãy cùng mình tìm hiểu Video Content là gì? Tầm quan trọng của Video Content trong Marketing qua bài viết này nhé!
I. Video Content là gì?
Video Content là một dạng Content Marketing sử dụng video để truyền tải thông tin truyền thông (từ người gửi) đến khách hàng (người nhận). Các loại video content thông dụng bao gồm vlog, hình động GIF, live video, video cảm nhận của khách hàng, webinar…
II. Tầm quan trọng của Video Content Marketing
Tầm quan trọng của Video Content là tạo ra nội dung video hữu ích, giải trí và thú vị cho khán giả của bạn, đồng thời khuyến khích họ tương tác với bạn hơn nữa. Hầu hết mọi người hiện nay đều ngại đọc nội dung bài viết, thay vào đó hình ảnh và video được ưa chuộng nhiều hơn.
Các bạn có thể sử dụng các loại nội dung video khác nhau để:
– Tạo nhận thức của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong khán giả mục tiêu của bạn.
– Hướng dẫn đối tượng đó về lợi ích của giải pháp của bạn khi họ đang xem xét vấn đề của mình.
– Giúp khách hàng tiềm năng quyết định dễ dàng hơn khi chọn bạn so với đối thủ cạnh tranh.
– Video có thể củng cố mọi giai đoạn của kênh tiếp thị nội dung của bạn. Nó có thể giúp bạn xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng, định vị thương hiệu của bạn như một chuyên gia, tăng tỷ lệ chuyển đổi, phát triển mối quan hệ lâu dài với khán giả của bạn và hơn thế nữa.
III. Ưu điểm và hạn chế của Video Content
Tuy nhiên, mỗi dạng content đều có ưu điểm và hạn chế riêng, Video Content cũng vậy.
1. Ưu điểm
Dễ truyền tải thông điệp: Khi sử dụng video Marketing, bạn có thể kết hợp cả hình ảnh, âm thanh và cảm xúc vào trong video. Thông tin được truyền tải một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết đến khách hàng.
– Khả năng tương tác cực tốt: Nếu so với các format khác thì video có sự tương tác rất tốt. Khán giả có khả năng tương tác và chia sẻ video content cao hơn so với bất kỳ loại content nào khác. Video còn rất mạnh trên các nền tảng social nói chung và Facebook nói riêng.
– Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Không chỉ có lượt tương tác lớn mà nội dung video còn có khả năng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt khi sử dụng landing page hỗ trợ.
– Sử dụng lâu dài: Nội dung video không dễ dàng để tạo ra. Mọi thành phần trong video như chụp màn hình, animation, sound effect, audio đều có thể giúp bạn chuyển đổi nó sang một loại content khác để tiếp cận được nhiều khán giả hơn
2. Hạn chế
– Chi phí sản xuất lớn: Mặc dù hiệu quả, tuy nhiên không có nhiều doanh nghiệp lại bỏ tiền ra để sản xuất và sử dụng Video Content. Chi phí là vấn đề tất yếu đối với dạng Content Marketing này. Nếu không được đào tạo hoặc có sẵn kinh nghiệm, việc tự tạo video có thể rất phức tạp và những người mới bắt đầu sản xuất video thường mắc phải những sai lầm rất tốn kém hoặc làm hỏng toàn bộ cảnh quay.
– Giới hạn tìm kiếm: Không giống như các nội dung bài viết, video sẽ bị giới hạn tìm kiếm do không có quá nhiều từ khóa.
– Video quá dài có thể gây mất tập trung: Ngày nay, có hàng ngàn/hàng triệu người tạo ra Video Content trên các platform Youtube, Facebook, Tiktok… Và video càng ngày càng ngắn dần bởi vì có quá nhiều người cạnh tranh nhau.
Trung bình, gần 20 phần trăm người xem sẽ bỏ qua video clip trong vòng 10 giây đầu tiên được phát và ⅓ số người xem video sẽ bỏ xem trước giây thứ 30. Nếu content của bạn không đủ hấp dẫn, nó không thể giữ người xem ở lại đến cuối cùng.
– Không phải là công cụ tuyệt vời cho mọi đối tượng: Một khảo sát có kết quả hơn 41% người dùng thích đọc nội dung tin tức hơn xem video, họ cho rằng nó nhanh hơn và tiện lợi hơn. Trạng thái tâm lý của khách truy cập đóng một vai trò lớn trong việc tiêu thụ thông tin.
Nếu mong muốn của họ chỉ là lướt web (đọc một trang web mà không có mục tiêu xác định rõ ràng) thì có nhiều khả năng họ sẽ thích nội dung dựa trên video hơn vì trạng thái tâm lý đang ở thế bị động. Với những ai có mục tiêu xác định – chẳng hạn như tìm hiểu thêm về một chủ đề cụ thể – có nhiều khả năng thích nội dung dựa trên văn bản hơn, vì họ đang ở trong trạng thái tâm lý hoạt động, tập trung hơn nhiều.
IV. Các bước bắt đầu làm Video Content
Dưới đây là các bước bắt đầu làm Video Content, bạn có thể tham khảo để tự để làm 1 Video Marketing nhé:
1. Xác định câu chuyện/thông điệp chính
Bước này gắn rất chặt với chiến lược content marketing tổng thể của bạn. Các câu hỏi mà bạn cần phải trả lời bao gồm:
– Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
– Vấn đề của họ là gì?
– Nhu cầu của họ như thế nào?
– Loại content mà họ muốn được tiếp cận nhất?
Bạn sẽ cần một chân dung khách hàng tiềm năng để bắt đầu bước này. Quan trọng nhất những gì bạn muốn chia sẻ phải là điểm giao giữa những thứ mà khán giả quan tâm với những gì (sản phẩm, dịch vụ) mà bạn muốn mọi người khác biết.
2. Lên chiến lược tổng thể
Có một số điểm bạn cần lưu ý làm rõ:
– Phong cách: nghiêm túc, hài hước hay châm biếm? Bạn có thể ghi ra 2-3 gạch đầu dòng về thứ mà bạn muốn.
– Cấu trúc: Format của video là gì? Talk-show, phỏng vấn, video độc thoại hay thảo luận nhóm về một vấn đề?
– Cảm nhận trực quan: bạn sẽ chọn thể hiện như thế nào, sử dụng hình ảnh chèn chữ rồi lồng tiếng, animation hoạt hình hay chuyển cảnh như thế nào. Những hiệu ứng hình ảnh mà bạn sẽ sử dụng là gì?
– Âm nhạc/hiệu ứng âm thanh: Bạn sẽ có đoạn giới thiệu hoặc đoạn kết cho mỗi video? Bạn có sử dụng hiệu ứng âm thanh ở cả hai phần này không (và khi nào)? Cân nhắc phong cách của bạn khi bạn chọn nhạc và hiệu ứng âm thanh.
Hãy nhớ rằng: mục tiêu cuối cùng là tạo ra video một cách nhanh chóng và xuất bản nó đều đặn, thường xuyên.
3. Đặt tên cho chuỗi video
Sau khi bạn đã xác định được nội dung, phong cách và cấu trúc thì chúng ta bắt đầu đi đến bước đặt tên cho chuỗi video content của bạn.
– Tên công ty/thương hiệu: Đây là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đã có sẵn một số lượng lớn người theo dõi, và họ sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn.
– Phong cách: Những chủ đề mà bạn đề cập hoặc phong cách chung đằng sau chuỗi video.
– Văn hóa: Nếu điều gì đó phía sau hậu trường giúp chuỗi video của bạn nổi bật, hãy đặt tên cho chuỗi video đó.
– Keyword: đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang xây dựng thương hiệu chuyên môn về một lĩnh vực mà khán giả đang tìm kiếm.
4. Quyết định độ dài và nền tảng
Chọn nền tảng để bạn xuất bản video của mình. Có khá nhiều lựa chọn cho bạn và mỗi lựa chọn lại có một đặc điểm riêng của các loại video: YouTube, Facebook, Instagram Stories, Instagram Reel, TikTok,…
Có 3 câu hỏi bạn có thể cân nhắc về platform (nền tảng):
– Đối tượng mục tiêu của bạn thường xem video ở đâu? Rõ ràng là bạn muốn tập trung vào các nền tảng mà khán giả của bạn dành nhiều thời gian nhất. Bằng cách đó, video content của bạn sẽ đến được với nhiều khách hàng tiềm năng.
– Nền tảng đó có nhiều cạnh tranh không? Nếu có thể, hãy sử dụng một nền tảng ít cạnh tranh.
– Bạn đã sẵn sàng để tham gia vào nền tảng này chưa? Nếu đội nhóm của bạn thích tạo ra các video chỉnh chu, thì có thể bạn sẽ muốn tập trung vào YouTube hơn là Instagram.
Bên cạnh đó, bạn phải nghiên cứu các platform phân phối video để biết thời gian tạo video để bạn có thể tối đa hóa mức độ tương tác của video.
5. Lên kế hoạch quay video và tiến hàng quay
Nếu bạn có kinh phí, hãy cứ thuê đội ngũ chuyên nghiệp để giúp bạn làm việc này. Bạn chỉ việc viết ra kịch bản mà bạn muốn. Nhưng nếu chúng ta không có nhiều kinh phí thì sao?
Hãy từ setup một “mini-studio” đơn giản có thể là bất cứ chỗ nào mà bạn đặt máy quay ghi hình: văn phòng, trong nhà hoặc công viên.
Mini-studio của bạn không nhất thiết phải chuyên nghiệp hoặc hoàn hảo. Vấn đề là bạn cần CHUẨN BỊ thật kỹ trước khi quay:
– Audio: Giữ cho công cụ ghi âm của bạn thật gần, càng gần thì khả năng khử tiếng ồn của bạn sẽ càng tốt.
– Ánh sáng: Một đèn (1 nguồn sáng) + 1 tản sáng (light bulb) hoặc nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng 2 đèn để tạo nhiều luồng ánh sáng hơn.
– Cố định camera: Bạn cần chân máy tripod hoặc bất cứ thứ gì có thể giúp bạn cố định được góc quay mà camera không bị rung lắc.
– Nguyên tắc Rule of thirds (một phần ba): Đây là nguyên tắc bố cục cực kỳ đơn giản.
6. Chỉnh sửa video
Bước tiếp theo là chỉnh sửa (editing). Có 3 thứ bạn cần phải quan tâm lúc này:
– Tăng sự tương tác trong nội dung
– Làm thumbnail bắt mắt
– Viết tiêu đề hấp dẫn
7. Tối ưu video cho SEO
Cho dù video của bạn sẽ xuất hiện trên YouTube hay Facebook Watch, điều quan trọng là phải tối ưu hóa nó cho SEO:
– Tìm những từ khóa phổ biến: Cũng giống như với Google, mọi người sử dụng thanh tìm kiếm để tìm video mà họ muốn xem. Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner để tìm các cụm từ mà mọi người đã sử dụng để tìm video về chủ đề của bạn.
– Tối ưu hóa tiêu đề: Bởi vì tiêu đề sẽ tổng hợp toàn bộ video của bạn, các nền tảng video chú trọng nhiều đến các từ ngữ được dùng ở đây. Nhớ đề cập đến từ khóa quan trọng nhất trong tiêu đề.
– Sử dụng mô tả chứa nhiều từ khóa và tag: Cố gắng mô tả nội dung video bằng nhiều từ khóa trong phần mô tả và tag.
Việc tối ưu hóa video của bạn sẽ không chỉ giúp bạn nhận được nhiều lượt xem hơn trên Vimeo, YouTube,… mà còn có thể giúp bạn xếp hạng trên Google!
8. Xuất bản và quảng bá video
Trước khi xuất bản video, bạn cần thực hiện các bước như:
– Viết một bài blog hoặc gửi email cho khán giả giới thiệu về chuỗi video của bạn, những thứ mà bạn dự định làm TRƯỚC KHI xuất bản video đầu tiên. Xin họ cho bạn feedback ở comment hoặc email.
– Viết mỗi bài blog cho mỗi video. Tải chúng lên các nền tảng video hosting như Youtube
– Lên kế hoạch cho một chuỗi bài viết blog có liên quan để giới thiệu về chuỗi video này.
– Thêm link chuỗi video vào blog hoặc website của bạn.
– Cắt ghép hoặc tùy chỉnh video thêm 3-5 định dạng khác phù hợp với các platform mà bạn đã chọn.
– Cân nhắc việc có một hashtag riêng cho chuỗi video này.
Sau khi xuất bản video xong, khi quảng bá (promote) mỗi video thì bạn cũng có thể tham khảo:
– Chia sẻ video của bạn trên mọi mạng xã hội bạn có.
– Ghim bài post video của bạn lên đầu trang Facebook.
– Thêm internal link đến các bài blog video mới từ các bài viết có traffic cao nhất của bạn.
– Nhúng video vào các bài viết blog cũ có liên quan.
– Gắn tag và phân loại tất cả những thông tin của chuỗi video được đề cập, để bạn có thể sử dụng chúng sau này cho các lời chứng thực và cải tiến sản phẩm.
9. Đo lường và đánh giá kết quả
Bất cứ chiến dịch Marketing nào cũng cần có mục tiêu và chỉ số đo lường rõ ràng. Video Content Marketing cũng không ngoại lệ.
Bạn cần phải xác định mục tiêu video chính của mình. Đó có thể là để tăng nhận thức về thương hiệu, mức độ tương tác hoặc thậm chí là chuyển đổi số người dùng thử miễn phí.
V. Xu hướng Video Content Marketing hiện nay
Đón đầu xu hướng sẽ giúp video content đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng tham khảo những xu hướng Video Content Marketing hiện nay dưới đây nhé:
– Video âm nhạc: Nếu bạn nào còn nhớ thì vào những năm 2016 – 2017, Điện Máy Xanh với chiếc video âm nhạc ấn tượng. Việc sử dụng lời bài hát dễ thuộc và đoạn nhạc đơn giản dễ đi vào trong tâm trí khách hàng.
– Video đánh giá (reaction): Kênh đánh giá cũng là một trong những kênh có xu hướng và đòi hỏi khắt khe nhất hiện nay. Trong kênh đánh giá, bạn phải cung cấp đánh giá về bất cứ điều gì bạn muốn xem lại.
Bạn có thể xem lại các bộ phim truyền hình, phim, chương trình TV, trò chơi, video âm nhạc,…. Đánh giá là một trong những ý tưởng Kênh YouTube phổ biến nhất trong những năm gần đây.
– Video về nấu ăn: Nấu ăn là ý tưởng kênh YouTube tốt nhất trong 3 năm trở lại đây.. Bạn có thể dạy cách nấu các món ăn ngon và thu hút sự chú ý của khán giả. Video nấu ăn là một trong những video trên YouTube Channel mà một người muốn xem đi xem lại.
– Video streaming về game: Nếu bạn là một game thủ thì bạn có thể kiếm tiền bằng cách streaming chơi trò chơi và tạo một kênh YouTube để thực hiện điều đó. Cho đến nay, cộng đồng streaming đã dần phát triển tại Việt Nam, nên có thể nói đây là ý tưởng không tồi vì bạn có thể vui chơi với các trò chơi và kiếm tiền cùng một lúc.
– Video sức khỏe và thể lực: Với sự tiến bộ của công nghệ, các vấn đề sức khỏe đang tăng lên từng ngày. Do điều này mọi người quan tâm đến việc biết các lời khuyên về sức khỏe và thể dục. Nếu bạn có kiến thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc biết một số bài tập thể dục hoặc yoga thì bạn có thể giúp thế giới học hỏi điều gì đó từ bạn.
Bằng cách tạo các kênh sức khỏe và thể dục, không chỉ bạn có thể giúp người khác giữ cho họ khỏe mạnh mà bạn còn có thể kiếm tiền từ kênh YouTube của mình và kiếm tiền bằng cách sử dụng các kỹ năng của mình.
– Vlog đời sống hằng ngày: Để làm vlog bạn chỉ cần ghi lại các hoạt động cuộc sống hàng ngày của bạn. Mọi người quan tâm đến việc xem những gì người khác làm trong cuộc sống thường ngày của họ. Bạn có thể đưa ra ý kiến của mình hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về các chủ đề khác nhau với toàn thế giới thông qua các vlog của bạn.
– Video dưới 10 giây: Chủ yếu là các Gif hoặc Animation, nội dung cô đọng được trình diễn bằng hình ảnh, giúp người xem không xuất hiện cảm giác nhàm chán trong quá trình xem Video. Những Video này giúp tăng chuyển đổi tương tác của người dùng lên rất cao.
– Viral Clip: Không chỉ video mà các Content Marketing đều có thể sử dụng phương pháp này. Bắt kịp thời thế là điều mà những người làm marketing cần quan tâm.
Xem thêm:
– SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả
– Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả
– Video Content là gì? Tầm quan trọng của Video Content trong Marketing
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Video Content là gì? Sự lên ngôi của video là xu hướng được nhiều nhà làm marketing dự đoán trước cho thị trường Việt Nam. Đón đầu xu hướng giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn. Hãy chia sẻ bài viết nếu hữu ích nhé. Chúc các bạn thành công!