Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? – Trung Tâm Ngoại Ngữ Gemma

Yakult Dưới Kính Hiển Vi – Rúng Động SỰ THẬT Về Sữa Chua Này Uống Trăm Lần Cũng Không Biết

Yakult Dưới Kính Hiển Vi – Rúng Động SỰ THẬT Về Sữa Chua Này Uống Trăm Lần Cũng Không Biết

Đã bao giờ bạn thắc mắc mặc dù sữa chua là loại thực phẩm được làm từ quá trình lên men những vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Câu trả lời đó chính là vì môi trường trong sữa chua có độ pH. Theo như chúng ta biết thì vi khuẩn thường không thể tồn tại trong môi trường axit thấp nên trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Đó cũng là lý do tại sao sữa chua lại được nhiều người ưa chuộng vì tính bổ dưỡng cũng như đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta.

Quá trình tạo thành của sữa chua

Sữa chua được tạo thành từ men lactic từ sữa bò, sữa bột hay các loại sữa đã được khử đi chất béo và thanh trùng.

Sữa được ủ lên men thành sữa chua nhờ vào vi khuẩn lactic, thành phẩm có độ sánh và sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic.

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua

Trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như canxi, vitamin C, vitamin D, … Trong 180 gram sữa chua, chúng ta có hàm lượng các chất như sau:

Năng lượng
100 – 150 kcal

Chất béo
3,5 gram

Chất bẽo bão hòa
2 gram

Protein
ít nhất 8 – 10 gram

Đường
20 gram hoặc ít hơn

Canxi
ít nhất 20% lượng canxi cần thiết hằng ngày.

Vitamin D
ít nhất 20% lượng vitamin D cần thiết hằng ngày

Các lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe

Cải thiện hệ tiêu hóa

Sữa chua có hàm lượng vi khuẩn có lợi và vi sinh vật probiotic cho hệ tiêu hóa, đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, một bệnh rối loạn phổ biến đến đại tràng.

Ngăn ngừa các tình trạng loãng xương

Trong bảng thành phần của sữa chua có lượng vitamin D và hàm lượng canxi, protein. Việc ăn sữa chua đều đặn hằng ngày giúp xương trở nên chắc khỏe và ngăn ngừa được các tình trạng loãng xương.

Hỗ trợ giảm cân

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, ăn sữa chua hằng ngày sẽ giúp bạn có vòng eo lý tưởng. Vì khi ăn sữa chua, trong cơ thể sẽ tiết ra ít cortisol hơn, điều này khiến axit amin dễ dàng đốt cháy các chất béo, do đó sữa chua có khả năng hỗ trợ các chị em phụ nữ giảm cân.

Ngăn các bệnh cao huyết áp

Việc cơ thể tiêu thụ lượng muối trong cơ thể ít hơn so với lượng muối hấp thụ, thường xuyên khiến cho cơ thể chúng ta có khả năng mắc phải các bệnh như suy thận, tim và cao huyết áp. Tuy nhiên, kali trong sữa chua có thể loại bỏ được lượng muối dư thừa đó, vì thế chúng ta cần mỗi ngày đều đặn ăn sữa chua để ngăn ngừa các chứng bệnh cao huyết áp.

Bảo vệ răng miệng

Vì hàm lượng chất béo thấp nên sữa chua không có khả năng gây ra các bệnh về vấn đề về răng, miệng. Ngoài ra, axit lactic còn giúp bảo vệ lợi rất tốt.

Giúp làm đẹp da

Đối với các chị em phụ nữ thì sữa chua chính là loại nguyên liệu làm đẹp vô cùng hữu ích. Vì loại thực phẩm này không chỉ giúp làm đẹp từ bên trong mà còn ở bên ngoài. Chúng ta có thể dùng sữa chua để đắp mặt nạ, tẩy tế bào chết cho da, … Ngoài ra chúng còn có khả năng giúp làm dịu đi những vùng cháy nắng, kích thích tái tạo da cũng như làm mờ đi các vết cháy nắng một cách hiệu quả.

Cách làm sữa chua ngon mịn tại nhà

Để làm được mẻ sữa chua ngon có độ mịn và đặc sánh thì chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước sau.

Nguyên liệu bao gồm

1 hộp sữa đặc ông thọ hoặc các loại khác.

1 lon sữa rỗng đong nước sôi

2,5 lon sữa tươi không đường các loại

220 gram sữa chua cái

Dụng cụ đựng đã tiệt trùng như hũ, lọ hoặc bịch

Các bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

Bước 1

  • Trộn hỗn hợp sữa tươi và sữa ông thọ và 1 lon nước sôi tầm khoảng 75 – 90 độ khuấy đều.
  • Đun hỗn hợp trên bếp sôi lăn tăn rồi tắt bếp, nếu thích ngọt có thể thêm đường khuấy để hợp với khẩu vị rồi để nguội tầm 30 phút.

Bước 2

  • Khi hỗn hợp trên đã nguội bới, chúng ta đổ sữa chua cái vào khuấy cho đều tay. Có thể dùng rây lọc để sữa chua thành phẩm mịn hơn.
  • Một lưu ý nhỏ là chúng ta nên khuấy theo một chiều và đều để sữa càng mịn và ngon hơn.

Bước 3

Sau đó, Để ủ sữa chua bạn có thể lựa chọn các cách sau như:

  • Ủ bằng thùng xốp
  • Ủ bằng nồi cơm điện hoặc máy ủ chuyên dụng
  • Tùy thuộc vào các cách trên mà bạn sẽ có các bước thực hiện khác nhau nhưng nhiệt độ lý tưởng để ủ sữa chua là 70 độ C. Tránh di chuyển khi đang ủ sữa chua và ủ quá 8 tiếng sẽ khiến cho sữa chua bị chua gắt.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?” và đề cập đến các thành phần dinh dưỡng, lợi ích mà sữa chua mang lại cho sức khỏe con người. Cảm ơn đã theo dõi!