Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi | Huggies

Trẻ bị sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến và thường không nghiêm trọng với bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhiều có thể làm bé cảm thấy khó chịu, gây cản trở hô hấp, lâu dần sẽ biến chứng thành nhiều các căn bệnh khác. Vậy những nguyên nhân nào gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh ra sao? Mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây của Huggies để biết cách giảm sự khó chịu khi bé bị sổ mũi.

>>Gợi ý:

5+ cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và bé hiệu quả tại nhà

4 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả

Nguyên nhân và cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

1. Không khí khô

Niêm mạc mũi trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với không khí khô. Tiếp xúc với không khí khô (xảy ra trong những tháng mùa đông) có thể làm khô chất tiết mũi của bé, do đó gây ra nghẹt mũi.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do không khí khô

  • Trẻ sơ sinh vẫn khỏe mạnh, thân nhiệt trẻ sơ sinh bình thường
  • Bé hay khịt khịt nhưng không sổ mũi.

Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này

  • Thuốc xịt mũi có chứa muối sinh lý có ích để làm ẩm mũi của bé và dịu triệu chứng.
  • Dùng máy bốc hơi nước làm tăng độ ẩm trong phòng bé. 

2. Chất gây dị ứng

Các chất gây kích thích như gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá và sữa (được đưa lên mũi khi bé bị ọc sữa)… có thể gây kích ứng các niêm mạc mũi. Sự kích ứng này dẫn đến sổ mũi hay nghẹt mũi.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do chất gây dị ứng

  • Trẻ sơ sinh bị khò khè.
  • Bé vẫn khỏe mạnh.
  • Chảy nước mũi trong.
  • Hắt hơi là phổ biến.

Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này

Xịt nước muối sinh lý được sử dụng để giúp làm sạch mũi bé và giải quyết sự kích thích.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

3. Cảm lạnh và cúm

  • Sổ mũi và nghẹt mũi là các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành, cảm lạnh và cúm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Bé có thể bị cảm lạnh từ 6 đến 10 lần trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời. Cảm lạnh và cúm có thể gây ra do các virus khác nhau, một số trong đó có thể lây truyền từ người sang người qua không khí, nhưng phần lớn lây truyền từ tiếp xúc tay-mũi.
  • Cảm lạnh thường phổ biến hơn bệnh cúm. Cảm lạnh gây các triệu chứng và biến chứng cũng ít nghiêm trọng hơn so cúm. Thỉnh thoảng, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát  như viêm tai giữa hoặc viêm xoang…
  • Các triệu chứng cúm làm suy nhược cơ thể hơn nhiều so với cảm lạnh và thường biểu hiện nhức đầu, sốt, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chán ăn và mệt mỏi. Nếu bệnh cúm được chẩn đoán sai là bệnh cảm lạnh, có thể bị bỏ sót những biến chứng của cúm như viêm phổi. Nếu bé của mẹ vẫn đùa giỡn, vẫn hoạt động bình thường, có thể bé bị cảm lạnh.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm lạnh và cúm

  • Bé có thể cảm giác bình thường hoặc mệt mỏi nhiều.
  • Chảy nước mũi thường nước mũi trong.
  • Trẻ sốt về đêm và cả ban ngày.
  • Ho.
  • Có thể kèm khàn giọng .
  • Bé lớn hơn có thể phàn nàn đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc đau họng.
  • Bé có thể gặp khó khăn khi bú (tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi hay đau họng).
  • Triệu chứng thường cải thiện trong vòng 1-2 tuần.

Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này

  • Mẹ nên cho bé gặp bác sĩ để giúp chẩn đoán cảm lạnh hoặc cúm nếu mẹ không chắc chắn.
  • Bé có thể không cảm thấy thích ăn, nhưng hãy cố gắng khuyến khích cho bé  dùng sữa hay cháo.
  • Nâng cao đầu bé bằng gối có thể giúp bé bớt nghẹt mũi.
  • Khuyến khích cả gia đình rữa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây lan bệnh sang các thành viên khác trong gia đình.

** Ngoài ra Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể tiến triển sau khi bé bị sổ mũi do nhiễm siêu vi trước đó, lúc này nước mũi trở nên đặc và có màu vàng hay xanh.  

4. Dị ứng

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi xuất hiện là triệu chứng chung của phản ứng dị ứng, gọi là viêm mũi dị ứng do phản ứng với chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa có thể xâm nhập vào mũi, xoang, họng và mắt. 
Mặc dù phổ biến hơn vào mùa xuân và mùa hè, viêm mũi dị ứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi những thứ khác mà có thể có hoặc không có trong không khí, chẳng hạn như nấm mốc, lông tóc thú nuôi, côn trùng cắn hoặc bụi nhà. Ít hơn , sổ mũi hoặc nghẹt mũi cũng có thể xảy ra như một phản ứng đối với ‘chất gây dị ứng’ chứa trong sữa, thực phẩm hoặc thuốc men. 
Nếu các triệu chứng không được điều trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Dấu hiệu trẻ sổ mũi do dị ứng

  • Chảy nước mũi trong.
  • Hắt hơi.
  • Khịt mũi.
  • Ho khan.
  • Khò khè.
  • Sốt.
  • Chảy nước mắt hay ngứa mắt.

Trường hợp dị ứng là do thức ăn hoặc sữa, các triệu chứng hay kèm có thể gặp:

  • Nôn mửa.
  • Bụng đầy hơi.
  • Tiêu chảy,đôi khi phân có đàm và máu.

Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này

  • Khám phá nguồn dị ứng, để tránh nó sẽ hữu ích nhất, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm ra.
  • Dùng thuốc kháng histamin làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể. Mặc dù có nhiều loại thuốc kháng histamine có sẵn không cần toa, nhưng vẫn có một số thuốc không thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé khám bác sĩ nếu bé có các triệu chứng dị ứng nhé.

5.  Amygdales hoặc VA sưng to

Amygdales và VA là một hàng rào của cơ thể của cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Chúng lọc vi khuẩn và vi rút xâm nhập qua mũi và cổ họng và sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đôi khi Amygdales và VA có thể bị viêm nhiễm,sự viêm nhiễm tái đi tái lại làm chúng sưng to hơn. 
Nói chung, các hạch bạch huyết sẽ lớn dần sau sinh và đến 4 tuổi và sau đó trở nên nhỏ hơn. Tuy nhiên, một số bé khi sinh ra đã có các hạch bạch huyết này quá phát, do đã phát triển trong khi bé trong bụng mẹ. 
VA sưng to có thể gây tắc nghẽn mũi. Trong trường hợp nặng, chúng có thể làm nghẹt mũi hoàn toàn. VA hoặc amygdales sưng to cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây viêm tai giữa.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do Amygdales hoặc VA sưng to

  • Bé nhỏ sẽ không thở bằng mũi với bé lớn hơn có thể phàn nàn rằng khó thở bằng mũi.
  • Thở ồn ào.
  • Giọng mũi (nghe như mũi bị nghẹt).
  • Thở bằng miệng.
  • Ngáy khi ngủ.
  • Mẹ có thể nhận thấy trẻ ngừng thở trong vài giây trong khi ngủ (ngưng thở khi ngủ).

Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này

Việc điều trị duy nhất cho những trường hợp VA hoặc amygdales sưng to quá mức, diễn tiến hay tái đi tái lại, có kèm các biến chứng khác như viêm xoang, viêm tai giữa hoặc ảnh hưởng giấc ngủ, ăn uống của bé,…Bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ chúng. Thuốc kháng sinh và các thuốc khác chỉ giúp đỡ tạm thời.

6.Dị vật ở mũi

Được đề cập đến khi bất kỳ vật gì được đặt trong mũi bé. Trẻ em dưới 5 tuổi rất tò mò và thỉnh thoảng có thể để vật nhỏ như hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp hoặc pin nhỏ vào mũi. 
Trẻ thường sợ phải thừa nhận đã đặt vật gì vào mũi, vì vậy nhiều bậc cha mẹ chỉ nhận thức được vấn đề khi bé biểu hiện các triệu chứng.

Dấu hiệu trẻ sổ mũi do có dị vật ở mũi

• Thở ồn ào.
• Thường chỉ có 1 lỗ mũi bị ảnh hưởng.
• Nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu.
• Mũi có thể sưng lên và gây đau.

Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này

Đây không phải là một vấn đề đơn giản. Nếu mẹ gặp phải tình huống thấy bé vừa đặt một vật gì đó vào mũi của bé, mẹ nên loại bỏ nó ngay. Nếu bé đã lớn tuổi để hiểu, hãy khuyến khích bé khịt mũi nhiều lần. Có thể nhỏ nước muối sinh lý sau đó dùng dụng cụ hút mũi thử xem sao nhé. Nếu không thể dễ dàng để lấy ra, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ, vì mẹ có thể gây ra tổn thương mũi bé nhiều hơn nữa.

7. Sử dụng thuốc xịt mũi quá mức

Mặc dù việc lạm dụng thuốc xịt mũi có tác dụng gây co mạch (nên có tác dụng chống  sổ mũi và nghẹt mũi nhanh) là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi ở người lớn do biến chứng viêm mũi vận mạch, nhưng hiếm khi gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì các thuốc này thường không được khuyên dùng xịt mũi cho trẻ dưới 6 tuổi.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả

Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sổ mũi, mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp tại nhà sau:

Dùng nước muối sinh lý

Để chữa sổ mũi cho trẻ và làm sạch chất nhầy bên trong mũi, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý natri clorid 0,9% với các bước như sau:

  • Đầu tiên, các mẹ phải ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ mũi cho trẻ.
  • Cho bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa nhẹ ra sau để đầu thấp hơn chân, tránh bé bị sặc. 
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi, trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 – 5 giọt. 
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối làm làm ẩm và loãng chất nhầy bên trong hốc mũi. 
  • Cho trẻ ngồi dậy để xì mũi ra hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi.
  • Thực hiện nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ khoảng 4 lần mỗi ngày để trẻ hết sổ mũi, nghẹt mũi hoàn toàn. 
  • Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý 

    Chữa sổ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (Nguồn: Báo Thanh Niên)

    Hút mũi cho bé

    Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý hút mũi cho trẻ. Sau khi đã có chỉ định của bác sĩ, mẹ sẽ tiến hành hút mũi cho bé để loại bỏ một số chất nhầy. Nếu nước mũi nhiều và đặc, mẹ nên làm lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước. Sau đó, chờ khoảng 30 – 60s rồi mới dùng dụng cụ thực hiện thao tác hút mũi một cách nhẹ nhàng.

    Mẹ có thể thực hiện hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Ngoài ra, nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều, mẹ cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày.

    Cho trẻ tắm bằng nước gừng ấm

    Tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được cải thiện bằng cách cho bé tắm nước gừng ấm. Khi đó, dịch mũi của bé sẽ lỏng ra, giúp trẻ dễ xì ra ngoài cũng như mẹ có thể dễ dàng làm sạch hốc mũi bé bằng dụng cụ chuyên dụng.

    Để bé nằm cao đầu khi ngủ

    Các mẹ nên cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu và vai trẻ khi ngủ. Tư thế này không làm nước mũi chảy ngược vào trong mà sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

    Massage mũi cho bé

    Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ nên thực hiện massage cánh mũi cho bé. Mẹ dùng ngón tay cái và ngón tay trẻ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các biểu hiện ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.

     Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

    Massage nhẹ nhàng cánh mũi sẽ giúp đường thở của bé lưu thông dễ dàng (Nguồn: Sưu tầm)

    Khi nào mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ?

    Mẹ nên cho bé khám bác sĩ khi bé bị sổ mũi kèm theo các biểu hiện:

  • Có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm (đối với trẻ ít hơn 3 tháng tuổi).
  • Ho, khó thở hoặc thở khò khè.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ bú bỏ ăn.
  • Chảy nước mũi nhiều, nước mũi đổi từ màu trắng sang màu vàng hay xanh hoặc có máu.
  • Có các triệu chứng dị ứng hay hiện tượng sưng phù mặt, sưng môi hay mắt.

    Biểu hiện cần đưa đến bác sĩ khi bé bị sổ mũi

  • Trẻ bị sổ mũi kèm theo chảy dịch mũi máu thì cần đưa tới bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh

    Trẻ bị sổ mũi kèm theo chảy dịch mũi máu thì cần đưa tới bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ có thể chủ động giúp bé tránh được cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi bị sổ mũi bằng một số biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:

    Giữ vệ sinh nơi ở

    • Không hút thuốc trong nhà.

    • Hút bụi thường xuyên.

    • Làm sạch máy lạnh định kỳ.

    • Hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với bé.

    • Không mở cửa sổ nếu như bé bị dị ứng phấn hoa.

    Tăng sức đề kháng cho bé

    • Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật.

    • Giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ tăng giảm đột ngột.

    • Vệ sinh mũi cho bé đều đặn và đúng cách.

    >>Tham khảo: 4 cách tăng sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh mẹ yên tâm

    Một số việc mẹ không nên làm khi khi con bị sổ mũi

    • Bôi tinh dầu vào ngực bé: Nhiều bà mẹ thường bôi dầu tràm, dầu camphor, menthol và hay dầu bạch đàn vào ngực bé để làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc làm này không có lợi ích làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Mặt khác, các tinh dầu này đôi khi sẽ gây kích ứng khi bôi trực tiếp lên da của bé.
    • Lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé: Một số phụ huynh thường làm cách này để thấm dịch mũi. Tuy nhiên, mẹ không nên làm như vậy vì có thể làm cản trở sự lưu thông dịch tiết, gây bít tắc hoặc gia tăng bội nhiễm.

    Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, mẹ có thể:

    bac si

    – Vệ sinh đường thở bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi thường xuyên

    – Giữ ấm

    – Cho bé ăn bú ít nhưng bú nhiều lần

    Thông thường sau 5 đến 7 ngày bé sẽ ổn.

    bac si 

    Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ biết nên làm như thế nào khi trẻ bị sổ mũi. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng biết thêm cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh để bé khỏe mạnh hơn. Nếu các mẹ còn có nhu cầu biết những thông tin khác thì có thể vào tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Huggies sẽ giải đáp cho các mẹ nhanh chóng nhất có thể. 

    >>Xem thêm: