Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược dạ dày
Nhiều người bị ho liên tục trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân, mặc dù không bị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm thanh quản… Một trong những nguyên nhân bị ho có thể là do trào ngược dạ dày. Vì thế, bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do trào ngược dạ dày gây ho và một số cách chữa ho hiệu quả tại nhà.
Mục Lục
1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho được giải thích theo hai cơ chế: Cơ chế thần kinh cơ và cơ chế loại bỏ các chất kích thích trong đường hô hấp.
Ho dai dẳng nhiều ngày hay còn gọi là ho mãn tính, kéo dài trong 8 tuần hoặc lâu hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho mãn tính, trong đó có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù ho mãn tính không phải triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày nhưng bệnh lý này lại chiếm ít nhất 25% trong tổng số các nguyên nhân gây ho mãn tính.
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 638 367 – Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 638 367
a. Cơ chế thần kinh cơ
Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể tràn sang phổi làm cơ chế phản xạ nằm ở đường hô hấp dưới được kích thích. Điều này khiến cho cơ thể có phản xạ ho để ngăn acid dạ dày không đi vào phổi.
b. Cơ chế loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp
Ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ hoạt động yếu hơn. Khi hoạt động đóng mở ở cơ quan này có dấu hiệu bất thường sẽ khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Acid trào ngược lên có thể rơi vào đường thở. Để loại bỏ mọi chất kích thích có tại đường thở và giúp đẩy dị vật ra ngoài, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gây ho.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho mãn tính, trong đó có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
2. Nhận biết triệu chứng trào ngược dạ dày gây ho
Ho trong trào ngược dạ dày có thể bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Do đó, bạn cần chú ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân để có thể kịp thời nhận biết các triệu chứng và có biện pháp điều trị phù hợp:
- Tính chất ho: Ho do trào ngược dạ dày sẽ kèm theo đờm
- Thời gian ho: Ho kéo dài, có thể lên đến trên 8 tuần mỗi đợt. Các đợt ho chủ yếu xảy ra vào ban đêm hoặc sau khi ăn.
- Ho dễ xảy ra khi người bệnh ở tư thế nằm.
- Ho không kèm theo hen suyễn hay chảy dịch mũi
- Trên phim chụp Xquang không tìm thấy tổn thương ở phổi.
- Trào ngược dạ dày gây ho thường đi kèm với các triệu chứng khác như: ợ nóng, ợ chua, khàn tiếng, đau vùng thượng vị…
Ho trong trào ngược dạ dày có thể bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác.
3. Những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày là bệnh lý dễ mắc và người bệnh thường chủ quan không điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và người bệnh không có thói quen sinh hoạt, phòng bệnh đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống như:
a. Ho mãn tính
Các cơn ho có đờm kéo dài làm người bệnh phải khạc nhổ, cổ họng bị tổn thương. Từ đó dẫn tới các triệu chứng khàn họng, ho mãn tính và thay đổi giọng nói ở nhiều người.
b. Viêm họng
Acid dạ dày trào ngược lên gây viêm tại thực quản. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy sưng đau, khó nuốt, thậm chí trong một số trường hợp nặng có thể bị loét thực quản.
c. Hội chứng khó thở
Nếu trào ngược dạ dày không được điều trị sớm, bệnh có thể gây sẹo trong thực quản, tăng nguy cơ hẹp thực quản lành tính khiến người bệnh đau, khó nuốt và khó thở mãn tính.
Ngoài ra, biến chứng trào ngược dạ dày cực kỳ nguy hiểm là Barrett thực quản – một dạng thay đổi thành phần và tính chất của niêm mạc thực quản, có thể tiến triển thành ung thư.
Tìm hiểu thêm về bệnh lý đường tiêu hóa khác
4. Mẹo khắc phục tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản
a. Xây dựng lối sống lành mạnh
Nếu bạn thường xuyên bị ho do trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn để giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh, ngăn chặn nguy cơ tiến triển và các biến chứng:
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước có tác dụng giúp đờm loãng ra, người bệnh dễ chịu hơn.
- Không uống rượu bia, đồ uống có cồn.
- Không uống trà, cà phê, các loại đồ uống chứa caffein.
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các loại gia vị, cà chua, cam quýt.
- Chia nhỏ các bữa ăn và không ăn quá no.
- Không ăn trước khi đi ngủ.
- Không hút thuốc lá.
- Khi ngủ cần kê gối cao đầu, nằm nghiêng sang trái.
- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và tránh căng thẳng.
Không uống rượu bia, đồ uống có cồn.
b. Một số bài thuốc dân gian
Trào ngược dạ dày gây ho có đờm khiến nhiều người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và khó chịu. Một số nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, giảm cảm giác vướng víu ở cổ họng mà bạn có thể áp dụng như:
- Trà gừng: Trong gừng chứa Gingerol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Gừng được sử dụng phổ biến để tiêu đờm, giảm ho. Bạn có thể nướng gừng trên lửa cho đến khi vỏ cháy xém. Sau đó giã nát gừng, đun với nước sôi và uống khi còn ấm. Ngoài ra, có thể ngậm bã gừng để làm giảm cơn ho.
- Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ không chỉ có lợi cho các bệnh đường ruột mà còn có tác dụng trị ho, giảm đờm do có chứa hoạt chất Saponin. Bạn nên chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ thành khúc. Sau đó cho vào bát, thêm mật ong vừa đủ và hấp cách thuỷ trong vòng 10 – 15 phút. Ăn lá hẹ cùng nước ngay khi còn nóng. Mỗi ngày ăn khoảng 1 – 2 lần. Tuy nhiên không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khac snhuw nước ép lô hội, gừng kết hợp mật ong, giấm táo,…
c. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây ho
Một số thuốc được bác sĩ chuyên khoa dùng để điều trị như:
- Thuốc kháng acid: Có tác dụng trung hòa acid HCl của dạ dày, tăng độ pH trong dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Có tác dụng ngăn tiết acid.
- Thuốc kháng thụ thể H2: Có tác dụng kháng histamine, làm giảm tiết acid.
- Ngoài ra còn có các thuốc long đờm, tiêu đờm, giảm ho.
Với thuốc điều trị trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn phù hợp. Bạn không nên tự ý mua thuốc hay dùng thuốc tại nhà để tránh các tác dụng không mong muốn.
d. Thăm khám và điều trị trào ngược dứt điểm
Để điều trị ho dứt điểm, ngoài điều trị triệu chứng thì bệnh nhân cần điều trij tận gốc nguyên nhân đó là trào ngược dạ dày thực quản. Khi trào ngược dạ dày gây ho thì phần lớn nhiều trường hợp đã báo hiệu bệnh diễn biến nặng hơn bình thường. Cách tốt nhất là đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho biết tình trạng bệnh lý trào ngược hiện tại của bạn, từ đó đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị đúng đắn nhất. Cũng có nhiều trường hợp bác sĩ đưa ra giải pháp phẫu thuật khi bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn nặng và việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả.
Ho mãn tính và bệnh trào ngược dạ dày có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Trào ngược dạ dày gây ho và ngược lại ho mãn tính cũng có thể khiến bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Hy vọng bài viết của IVIE – Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin y khoa bổ ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc liên hệ đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
1900 638 367