Vì sao ta có cảm giác khát nước?
Có lẽ các bạn đều biết rằng, 70% trọng lượng có thể của chúng ta là nước, đây là một con số không hề nhỏ. Hơn nữa chúng ta đều cần nước cho rất nhiều các hoạt động sống. Nước trong cơ thể nhiều như thế, nhưng tại sao đôi lúc cơ thể ta lại “thôi thúc” tìm nước đến thế? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Vì sao ta có cảm giác khát nước?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khát nước. Điển hình chính là do cơ thể bị mất nước. Khi mất nước, cơ thể ta sẽ không đủ nước cung cấp cho cơ thể và các hoạt động cần thiết. Hiện tượng này được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là do bạn vừa vận động, tập thể dục xong, hoặc cũng có thể là do tiêu chảy, nôn mửa và ra mồ hôi quá nhiều.
Khi cơ thể bạn mất nước quá nhiều, ngoài việc khát nước sẽ còn một sô triệu chứng khát như da khô, hay đau đầu, dễ mệt mỏi.
Ngoài ra khi bạn cảm giác khát nước còn có một nguyên nhân khác là do – thiếu máu.
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Thiếu máu được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm bệnh tật, chế độ ăn uống kém hoặc chảy máu nghiêm trọng.
Thiếu máu nhẹ thường không gây khát nước nhưng thiếu máu nặng thì khác. Nếu bạn cảm thấy thường xuyên khát nước kèm theo các triệu chứng chóng mặt, làn da có màu nhạt hoặc vàng, mạch đập nhanh, đổ mồ hôi, cơ thể yếu ớt thì nên đi khám ngay nhé, rất có thể bạn đang thiếu máu đấy.
Cách để hết khát.
Thông thường thì khi khát nước, bạn cứ nghĩ mình bổ sung đủ nước cho cơ thể là được. Thật sự đơn giản thế sao?
Mức độ nước được bù vào phụ thuộc vào nguyên nhân gây khát. Cách chữa khát nước tốt nhất là uống bổ sung nhiều nước.
Tuy nhiên, nếu bạn uống rất nhiều nước nhưng vẫn xuất hiện tình trạng khát thì bạn nên đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây khát nước. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi hầu hết các nguyên nhân gây khát nước đều có thể điều trị được.
Cách cân bằng lượng nước cho cơ thể.
Cân bằng nước trong cơ thể là cân bằng giữa lượng nước bên trong và lượng nước thải ra. Hàng ngày, lượng nước trong cơ thể được cung cấp qua đường ăn, uống và nguồn nước nội sinh từ quá trình chuyển hóa chất.
Trunh bình lượng nước cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày là 2.000 – 2.500 ml, trong đó, đường uống là 1.000 – 1.200 ml, đường ăn là 800 – 1.000 ml, và 200 – 300 ml từ quá trình chuyển hóa chất.
Lượng nước thải ra gồm 1.200 – 1.400 ml nước tiểu, 400 – 500ml đường hô hấp, 300 – 500ml bay hơi qua da và 100ml qua phân.
Thiếu nước sẽ có hậu quả gì?
Hiện tại đang là mùa hè nóng nực, ở nước ta, đặc biệt là miền Bắc, nhiệt độ vào mùa hè luôn giữ kỉ lục với những trận nắng nóng liên tục, gây nên tình trạng mất nước và say nắng nghiêm trọng. Nếu bạn không bổ sung kịp thời và đầy đủ, thiếu nước kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thiếu nước cũng chia từng mức độ khác nhau, tùy vào từng mức độ mà việc này sẽ có những ảnh hưởng khác nhau.
Thiếu nước ở mức độ nhẹ
Mặc dù ở mức độ nhẹ nhưng thiếu nước vẫn gây ra những biểu hiện khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, tăng sự lo lắng, chuột rút, đau khớp. Ngoài ra, sắc đẹp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi thiếu nước gây ra mắt trũng, da nhăn nheo. Khi thiếu nước trong bạn sẽ tiều tụy hơn, thiếu sức sống, nhìn cả người sẽ “già ra”.
Thiếu nước ở mức độ nặng
Mỗi ngày
cơ thể cần bổ sung từ 1, 5 đến 2 lít nước
. Nếu bạn luyện tập thể thao thì lượng nước bạn cần sẽ nhiều hơn. Bạn nên uống nước ngay cả khi không khát để đảm bảo bù đủ lượng nước đã mất. Bởi nếu tình trạng thiếu nước kéo dài có thể dẫn đến biểu hiện nặng cần phải đến bệnh viện điều trị như sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng và nôn..
Tác hại của thiếu nước:
Khi thiếu nước,
các hoạt động trao đổi trong cơ thể bạn sẽ chậm lại.
Khả năng loại bỏ chất thải và giải độc cũng bị ức chế. Một nghiên cứu tìm thấy rằng nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra khi thiếu nước, bạn sẽ có cảm giác
mau đói
, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của bạn. Ngoài ra nó còn làm tăng nhiệt độ cơ thể. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ có cách riêng để thông báo với bạn tình trạng này. Đó có thể là sự tăng hay giảm nhiệt bất thường.
Đặc biệt là thiếu nước sẽ
ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
, dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, và bụng cũng không ổn.
Thiếu nước cũng gây nên
tình trạng mệt mỏi
của cơ thể. Cảm giác này tỉ lệ thuận với tình trạng thiếu nước của cơ thể. Nếu mất nước ở mức độ nhẹ và vừa, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể (hoặc không muốn) tập thể dục và không thể tập trung được. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến học tập hay công việc của bạn.
Ngoài ra nó cũng gây nên tình trạng
tăng đường huyết
, vì cơ thể bạn cần dùng nước để pha loãng lượng đường mà cơ thể tiêu hóa từ thức ăn. Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo cơ thể thiếu nước thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.
Nhiều bạn thường hay tham gia các hội thi võ thuật chắc hẳn sẽ biết câu chuyện “ép nước” trong những ngày cận thi để khống chế cân nặng cơ thể trong phạm vi đăng ký thi. Nhiều bạn nghĩ rằng thiếu nước hoặc loại bỏ bớt nước sẽ giúp cơ thể giảm cân. Tuy nhiên, có một nghịch lý là
nếu cơ thể thiếu nước sẽ không làm bạn giảm cân mà ngược lại còn gây tăng cân
. Tuy nhiên, hậu quả của thiếu nước không chỉ ở mức độ như vậy, nó còn có thể làm cho cơ thể bị
chấn thương nhiệt, sưng não, động kinh, sốc giảm thể tích, suy thận, hôn mê và tử vong.
Một số tìm hiểu liên quan:
Cân bằng nội môi là gì?
Nội môi là môi trường thiên nhiên ở bên trong cơ thể người, đây là nơi các tế bào diễn ra quá trình trao đổi chất. Nội môi bao gồm các yếu tố hóa lý, cân bằng nội môi là thực hiện giữ ổn định môi trường bên trong cơ thể này. Nhờ đó các hoạt động sống trong cơ thể được diễn ra một cách bình thường.
Mất cân bằng nội môi có thể khiến các tế bào bị rối loạn, bị thay đổi, dẫn đến tình trạng tử vong tế bào. Tế bào của những bộ phận quan trọng chết ở số lượng lớn sẽ khiến bộ phận đó không thể hoạt động như bình thường được nữa. Đó là nguyên nhân gây ra các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch..
Vấn đề cân bằng nội môi cũng ảnh hưởng rất lớn và có liên quan đến lượng nước trong cơ thể. Một khi thiếu nước thì các hoạt động cân bằng của cơ thể khó mà hoạt động tốt. Vì lẽ đó, khi thiếu nước sẽ dẫn đến nhiều tình trạng mất cân bằng và rối loạn khác của cơ thể.
Bên trên là một số thông tin về nước và mức độ quan trọng của nước dành cho cơ thể. Hãy bổ sung nước hằng ngày đấy nhé.