Vì sao phải thông báo, đăng ký Website với Bộ Công thương? – Công ty TNHH Luật Gia Lê và Cộng sự

Căn cứ pháp lý: Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ và có nhận thức rõ ràng về việc thông báo/ đăng ký website của mình với Bộ Công Thương dù từ lâu thủ tục này đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Vậy đâu là lý do các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục này? Thông qua bài viết này, Dream Law sẽ đưa ra những thông tin thiết thực nhất để doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nắm được và tránh những hậu quả pháp lý không đáng có khi kinh doanh.

1. Website cần phải thông báo với Bộ Công Thương bao gồm:

1.1.Các website thương mại điện tử bán hàng

Các website Thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Dù không bán hàng trực trực tuyến, chỉ cần có hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu bằng hình ảnh, thông tin …cũng được xếp vào website thương mại điện tử bán hàng.

Theo mục 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: “Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”

Do đó các website chỉ giới thiệu về Công ty, hoặc dịch vụ, hoặc hàng hóa mà không có chức năng đặt hàng hoặc thanh toán trực tuyến thì vẫn phải phải thông báo với Bộ Công Thương.

Ví dụ: taqfurniture.com, Ytehongphat.com.vn

 1.2.Ứng dụng di động bán hàng

Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Ví dụ: Săn Vé Máy Bay Giá Rẻ – Ứng Dụng AbayAirTicket

2.Website cần phải đăng ký với Bộ Công Thương bao gồm:

2.1.Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: các website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại:

– Sàn giao dịch thương mại điện tử: là những website cho phép người dùng lên đăng tin rao vặt, mua bán, trao đổi (chotot.vn, 5giay.vn,…) hoặc cho phép tạo gian hàng trực tuyến (vatgia, enbac,…) hoặc đại diện người dùng bán hàng và thu phí dịch vụ (không phải mua đứt bán đoạn).

– Website khuyến mại trực tuyến: Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Ví dụ: www.vietbox.vn, www.hotdeal.vn, ebay.vn 

– Website đấu giá trực tuyến: Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

Ví dụ: www.handheld.com.vn, hotdeal.vn, cungmua.vn,…

 2.2.Ứng dụng di động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị đi động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiên hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và úng dụng khuyến mại trực tuyến.

Ví dụ: Săn Ship – HeyU

Vậy tại sao lại cần phải thông báo/ đăng ký website với Bộ Công thương?

1.Tránh khoản tiền phạt không đáng có

Khi doanh nghiệp, cá nhân, khi tạo dựng những website bán hàng, nếu không đăng ký, người vi phạm hoàn toàn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định” (Căn cứ Điểm a, Khoản 3, Điều 81, Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động)

Không chỉ vậy, khi thông báo hoặc đăng ký website với Bộ Công thương, với những sai sót, gian dối trong việc cung cấp, bổ sung, sửa đổi thông tin, hình phạt có thể dao động từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

– Mức phạt dao động từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với trường hợp không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

– Mức phạt tiền là 20.000.000 đồng đến 30.000.000 nếu như cá nhân, doanh nghiệp có những hành vi như gian dối, hay cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.

Như vậy, việc không thông báo/ đăng ký website với Bộ Công thương sẽ bị phạt tiền. Và lại, việc khai báo trong bản đăng ký cũng phải chính xác để tránh những hậu quả pháp lý về sau.

2.Nâng cao uy tín của website doanh nghiệp

Khi website được thông báo là đã đăng ký thành công, Nhà bán hàng hoàn toàn có thể gắn logo dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công thương là website đã đăng ký thành công. Với việc có dấu xác thực từ chính Bộ Công thương, đó là sự khẳng định về những thông tin mà doanh nghiệp, cá nhân cung cấp cho Bộ Công thương đã qua kiểm duyệt, và khách hàng có thể tin tưởng vào độ xác thực của website mà doanh nghiệp, cá nhân tạo ra để kinh doanh.

Nâng cao được lòng tin của khách hàng, chính là một cách để nâng cao uy tín của website doanh nghiệp.

3.Khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân

Khi website được đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương, điều đó đồng nghĩa website, hay rõ hơn doanh nghiệp, cá nhân lập ra website, đã tuân thủ theo các quy định của Bộ Công thương và được xác nhận, kiểm duyệt về độ chính xác. Đây là cơ sở để khách hàng có những căn cứ xác thực để tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân bán hàng.

Điều này giúp người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của Nhà bán hàng hơn vì trong vô vàn những doanh nghiệp, cá nhân bán hàng, việc có sự xác nhận của Bộ Công thương, là một điều cần thiết để khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường.

Từ đây, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phải thông báo, đăng ký website với Bộ Công thương, qua đó có thể tránh được những hậu quá pháp lý không đáng có cũng như tạo dựng niềm tin đối với khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, liên hệ ngay Hottline: 024 6653 9546

——————————————————
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Dream Law

Địa chỉ: P401, Số 68 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 02466539546

Email: [email protected]

Website: https://dreamlaw.vn/