Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên rừng?
Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên rừng?
2855 Lượt xem – Update nội dung: 27-03-2023 09:37
Đã kiểm duyệt nội dung
Rừng là nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, quý giá của mỗi quốc gia, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người và là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động thực vật và nhiều lợi ích khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hợp Nhất phân tích thêm các lý do vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên rừng nhé!
1. Những giá trị to lớn của rừng
Sự bùng nổ dân số đã kéo theo nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên tăng mạnh và gây sức ép đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên rừng? Lý do là bởi vì rừng mang lại muôn vàn giá trị to lớn như:
– Rừng góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính: Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, yếu tố quyết định sự sống còn của gần 8 tỷ dân trên hành tinh này. Rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cung cấp khí oxy cho bầu khí quyển, giữ lại lượng khí CO2 thải ra.
– Cung cấp nguyên liệu cho hoạt động của con người: Rừng là nơi cung cấp củi đốt, gỗ và cung cấp nguyên vật liệu, thảo dược, thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, lâm sản quý giá cho hoạt động của con người. Đồng thời cũng là nguồn gen phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
– Là nơi ở của động vật: Rừng là ngôi của nhiều loại động vật hoang dã và nhiều loài động vật quý hiếm trú ngụ, sinh trưởng và phát triển.
– Là nơi tích trữ nguồn nước cho các dòng sông: Theo các số liệu thống kê, rừng là nguồn cung cấp nước cho gần 50% các thành phố lớn trên thế giới. Những khu rừng chính là nơi bắt nguồn của những dòng sông, nếu mất rừng thì nước sông cũng sẽ dần cạn.
– Giúp bảo vệ đất: Rừng có khả năng điều tiết dòng chảy, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn đất và các hiện thời tiết cực đoan như tình trạng lũ lụt, hạn hán.
Chính vì những vai trò vô cùng quan trọng ấy, chúng ta phải bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
2. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng bằng cách nào?
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng chính là đang bảo vệ cho cuộc sống của chính chúng ta ở hiện tại và cả những thế hệ con cháu trong tương lai. Vì vậy, hiện nay việc bảo vệ nguồn tài nguyên này đang được nước ta đẩy mạnh thực hiện qua thông qua nhiều phương thức như:
2.1. Ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
Trước tình trạng rừng bị chặt phá, khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi đất đai xói mòn, rừng không thể tái sinh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật về việc bảo vệ, quản lý rừng nhằm kiên quyết bảo vệ rừng hiện có.
– Cụ thể là:
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định 99/2010/NĐ-CP về Chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng.
– Bên cạnh đó còn có những Luật về Bảo vệ rừng như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành lần đầu vào năm 1991 (sửa đổi năm 2004 và năm 2016); Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ ngày 01.01.2019).
2.2. Kiểm soát, khai thác tài nguyên rừng có mức độ
Để kiểm soát được tài nguyên rừng và việc khai thác chúng ta có thể thực hiện một số việc làm sau đây:
- Khai thác gỗ và các tài nguyên khác có giới hạn, sử dụng đúng mục đích, tránh chặt phá rừng bừa bãi. Kết hợp song song giữa khai thác và trồng rừng.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm, điều kiện làm việc cho các đội ngũ kiểm lâm, siết chặt công tác quản lý, kiểm soát trình trạng lâm tặc.
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát, tuần tra và bảo vệ rừng, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng.
- Nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ quản lý về các kỹ năng quản lý rừng.
- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang các mục đích khác.
2.3. Bảo vệ và trồng rừng
Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh các vùng đất đồi trọc, tái sinh rừng tự nhiên, kiểm soát tình trạng xói lở. Đối với các hoạt động phá rừng cho mục đích kinh tế, phải được Chính phủ phê duyệt và phải đền bù lại diện tích rừng đã bị mất đi bằng cách trồng lại rừng.
Điển hình là Chính phủ yêu cầu các hoạt động phá rừng cho hoạt động thủy điện (phá rừng để xây đập) phải đền bù lại diện tích rừng bị mất bằng cách trồng lại rừng.
2.4. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
Bên cạnh đó, nước ta cũng đã lập các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để quản lý và bảo vệ các khu rừng quý hiếm đứng trước nguy cơ bị khai thác. Các khu vườn quốc gia chính là nơi tạo không gian để bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng quan trọng, đặc biệt là những nguồn gen quý hiếm, đặc hữu. Đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở những khu rừng đặc dụng trong vườn quốc gia.
Có thể thấy, rừng giữa vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp thì vai trò của rừng và công tác bảo vệ tài nguyên rừng càng trở thành chủ đề được quan tâm. Nội dung trong bài viết cũng là lời giải đáp cho thắc mắc “Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên rừng”, hy vọng quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn.
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Bài viết này, chúng tôi trình bày quan điểm cá nhân, quý bạn đọc có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Chúng tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu thêm nhiều tài liệu khác để đa dạng hơn kiến thức về chủ đề mà bạn đang tìm hiểu.
Ngoài ra, ban biên tập Hợp Nhất còn có sử dụng tài liệu tham khảo từ văn bản pháp luật và một số hình ảnh sưu tầm từ Internet. Mọi khiếu nại về bản quyền bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Cảm ơn các tác giả đã cung cấp thông tin, số liệu, hình ảnh để chúng tôi hoàn thiện bài viết này.
Đừng quên ấn theo dõi để nhận được thông tin mới từ Môi Trường Hợp Nhất. Cảm ơn quý bạn đọc!