Vì sao phải giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
Ý nghĩa của việc dạy trẻ bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người và phải có họach định chính sách cụ thể cho cá nhân, gia đình, địa phương, trường học, doanh nghiệp
Việc giáo dục bảo vệ môi trường không những chỉ Cho hôm nay và cho cả ngày mai mà còn nhằm xây dựng một trường học Xanh- sạch- đẹp- an toàn cho trẻ và một xã hội trong lành.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường. Có ý thức làm gương trước trẻ, kiên trì rèn những nề nếp, thói quen tốt cho trẻ trong việc bảo vệ môi trường, giáo dục cho trẻ biết yêu quí, gần gũi với môi trường, mỗi giáo viên còn phải là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc phụ huynh và cộng đồng.
Việc đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục mầm non nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt như; Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, vật nuôiGiúp cho trẻ yêu thích, gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, có phản ứng đối với các hành vi ảnh hưởng xấu đến môi trường như vứt rác, dẫm đạp lên cỏ cây, hái hoa, khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường trong trường mầm non còn giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng có hiểu biết cơ bản về môi trường, về bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường Xanh- sạch- đẹp, an toàn cho trẻ ở mọi nơi, làm gương cho trẻ, cùng với giáo viên rèn nề nếp tốt cho trẻ, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
– Về kiến thức.
+ Trẻ có hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người.
+ Trẻ có những kiến thức cơ bản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ của bản thân.
+ Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở.
+ Trẻ có một số kiến thức đơn giản về nghành nghề, văn hoá, phong tục tập quán của địa phương.
– Về kỹ năng, hành vi.
+ Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, trường/ lớp học, gia đình, nơi ở như: Tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa ở gia đình, trường/ lớp học với những công việc vừa sức với trẻ.
+ Tiết kiệm, chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
+ Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như: Vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, giẫm lên cỏ, bắn giết động vật, làm ồn
– Về thái độ, tình cảm.
+ Yêu thích và gần gũi với thiên nhiên.
+ Tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi tiếng của quê hương.
+ Quan tâm đến những vấn đề về môi trường của trường/ lớp học, gia đình; tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường
– Con người và môi trường xung quanh.
+ Hiểu biết về môi trường xung quanh.
Hiểu biết về môi trường xung quanh của bé (trường/ lớp học, gia đình, bản làng, khu phố); Phân biệt môi trường sạch- môi trường bẩn; Nguyên nhân làm cho môi trường sạch- môi trường bẩn.
+ Biết quan tâm bảo vệ môi trường xung quanh.
Biết tiết kiệm trong sinh hoạt (Tiết kiệm điện, nước, giữ gìn đồ chơi, đồ dùng); Tham gia vệ sinh môi trường (Không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi); Yêu quí thiên nhiên (Không bẻ cây, không bắt động vật, biết tác hại của chặt cây, phá rừng, giết các loài thú quí hiếm).
– Con người với động vật, thực vật.
+ Biết mối quan hệ giữa động vật, thực vật với con người và môi trường sống.
+ Chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật, tham gia trồng cây, tưới cây, bắt sâu, cho vật nuôi ăn.
– Con người với thiên nhiên.
+ Hiểu biết về gió: Lợi ích và tác hại của gió, biện pháp tránh gió.
+ Hiểu biết về nắng và mặt trời: Lợi ích và tác hại của nắng, biện pháp tránh nắng.
+ Hiểu biết về mưa: Nhận biết và đoán được khi trời sắp mưa, lợi ích và tác hại của mưa, biện pháp tránh mưa.
+ Hiểu biết về bão lũ: Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của bão lũ.
– Con người và tài nguyên.
+ Một số nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ đất.
+ Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ nguồn nước.
+ Một số nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ.
+ Biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương.
* Hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có thể được sử dụng tất cả các hình thức, phương pháp đã nêu trong chương trình Giáo dục mầm non.
(Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc – Giáo viên trường MN Hoa Hồng)