Vì sao không được bước qua chân bà bầu trong suốt thai kỳ?

Liên quan đến phụ nữ mang thai có rất nhiều đồn đoán cũng như quan niệm dân gian. Điển hình nhất là việc không được bước qua chân các mẹ bầu. Điều này được mọi người truyền miệng nhau từ năm này qua năm khác. Nhưng vì sao không được bước qua chân bà bầu thì ít người có thể lý giải. Vậy điều kiêng kỵ này xuất phát từ đâu, có căn cứ khoa học nào không, cùng Biostime tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Lý giải vì sao không nên bước qua chân bà bầu? 

Mẹ bầu và trẻ sơ sinh luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Bởi vậy mà có nhiều quan niệm liên quan đến hai đối tượng này nhất. Với thai phụ, trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã nghe đến nhiều yếu tố cấm kỵ như không bước qua chân bà bầu. Nguyên nhân của việc này được giải thích dựa trên cả quan niệm dân gian và góc nhìn khoa học. 

Không bước qua chân bà bầu theo quan niệm dân gian 

Ông cha ta từ xa xưa đã dạy thế hệ sau không thực hiện hành động bước qua chân phụ nữ khi đang trong thai kỳ. Đây là kết quả của sự quan sát và đúc kết kinh nghiệm của người xưa. Top 3 lý do được đưa ra là: 

  • Bị nghén nhiều hơn:

Thực tế, không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh được điều này. Nhưng thế hệ các cụ, ông bà chúng ta tin rằng, tình trạng ốm nghén của mẹ bầu sẽ nặng hơn nếu bị ai đó bước qua chân. 

  • Ảnh hưởng đến thai nhi:

Vì sao không được bước qua chân bà bầu? Nguyên nhân tiếp theo này được lý giải theo hướng khá tâm linh. Người xưa cho rằng bước qua chân mẹ bầu là coi thường, khinh bỉ em bé trong bụng. Thái độ này khiến tính cách em bé sau khi ra đời sẽ nhút nhát, tự tin, dễ bị bắt nạt, làm việc gì cũng khó thành công. 

Ngoài yếu tố tinh thần, lý do này cũng liên quan đến sự phát triển thể chất của trẻ. Khi bước qua chân bà bầu, dường như bạn đã tạo một lực lớn lên sản phụ. Lực “bóng đè” ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của em bé khiến thai nhi kém phát triển, khi sinh ra sẽ yếu ớt, thậm bị bị dị tật.  

  • Gặp ác mộng:

Bị người khác bước qua chân, mẹ bầu sẽ phải chịu toàn bộ “lực đè” làm mẹ thấy khó chịu, thường xuyên gặp ác mộng. Cơn mộng thường xuất hiện những hình ảnh tra tấn, hành hạ làm các mẹ bị ám ảnh, ngủ không ngon. Khi chất lượng giấc ngủ không tốt, tinh thần mẹ bầu càng sa sút thì tình trạng ác mộng lại càng xuất hiện nhiều hơn. 

vì sao không được bước qua chân bà bầu

Không bước qua chân bà bầu theo quan điểm hiện đại 

Hiện nay, nhiều bà mẹ hiện đại vẫn kiêng cữ không để ai bước qua chân. Tất nhiên, vẫn có những mẹ cho rằng quan niệm này không đáng tin và không làm theo. Nếu vậy, hãy tham khảo việc không bước chân qua bà bầu dưới góc độ khoa học đã được khuyến cáo:

Ảnh hưởng đến tâm lý

Vì sao không được bước qua chân bà bầu? Tâm lý chung của mọi người đều không thích bị ai đó bước qua bước lại chân mình. Hầu hết chúng ta sẽ thấy khó chịu, bực tức nếu rơi vào trường hợp đó. Phụ nữ mang thai thường có cảm xúc mạnh hơn, nhạy cảm hơn nên chắc chắn tâm trạng càng không thoải mái. 

Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan mật thiết giữa cảm xúc của mẹ và thai nhi. Những cảm xúc bất lợi của thai phụ sẽ tác động xấu đến em bé đang trong bụng. Vì thai nhi có khả năng cảm nhận tất cả biến đổi tâm lý của người mẹ. Nên nếu mẹ bầu hay cáu gắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến em bé lúc chào đời về cả thể chất và biểu hiện cảm xúc. 

Nguy hiểm không thể lường trước

Yếu tố an toàn là lý do đầy tính khoa học giải thích vì sao không được bước qua người bà bầu. Trong suốt thai kỳ,thai phụ luôn được căn dặn di chuyển nhẹ nhàng để hạn chế tối đa va đập làm cơ thể tổn thương. Nhưng việc người khác bước qua chân lại tồn tại những rủi ro bất ngờ dù mẹ bầu chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ. 

Nhiều tình huống có thể xảy ra khi bước qua chân mẹ bầu. Phần bụng bầu có thể bị đá trúng nếu người bước qua không cẩn thận hoặc các mẹ vô tình xoay người trong lúc bước. Thậm chí có trường hợp người đó loạng choạng, không giữ được thăng bằng, ngã đè lên bụng bà bầu. Những điều này khiến cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng, có khả năng động thai, nguy hiểm hơn là bị sảy thai. 

Như vậy, kinh nghiệm được chia sẻ cho các chị em đang mang bầu về việc không để người khác bước qua chân là hoàn toàn có căn cứ. Cả cơ sở khoa học và quan niệm dân gian đều giải thích vì sao không được bước qua chân bà bầu. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không để bất cứ ai bước qua chân mình và mọi người cũng nên ý thức hơn về vấn đề này. 

vì sao không được bước qua chân bà bầu

Những kiêng kỵ khi mang thai 

Khi mang thai, cơ thể người mẹ nhạy cảm và dường như yếu đuối hơn bình thường rất nhiều. Không chỉ trong dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng có nhiều điều cần kiêng kỵ. Bởi bất cứ hành động nào nếu không cẩn thận cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sau đây là một số điều cần kiêng trong thai kỳ mẹ bầu nên nhớ: 

Bầu từ tháng thứ 4 hạn chế nằm ngửa

Giai đoạn 3 tháng đầu, bụng bầu còn nhỏ nên các mẹ có thể nằm thoải mái ở nhiều tư thế. Nhưng khi bước sang tháng thứ 4, do kích thước vòng bụng to lên nên mẹ bầu cũng phải cẩn thận hơn. 

Từ thời điểm này, thai phụ hạn chế nằm ngửa vì tư thế này khiến tử cung của bạn chịu nhiều áp lực hơn đáng kể. Điều này làm quá trình tuần hoàn máu khó khăn làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Đồng thời, tư thế nằm ngửa cũng rất nguy hiểm vì mẹ bầu có thể bị đau thắt ngực, thậm chí ngừng thở trong lúc ngủ.

vì sao không được bước qua chân bà bầu

Bà bầu không được với tay

Vì sao bà bầu không được với tay? Đây có lẽ là một trong những điều rất nhiều mẹ bầu hay được nhắc nhở. Việc với tay khi lấy vật nặng trên cao tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với mẹ bầu.

Bởi khi mang thai, cơ thể trở nên nặng nề hơn, nếu cố gắng với tay để lấy đồ vật ở trên cao có thể khiến đồ vật rơi vào người. Việc với tay cũng gây ra tình trạng căng giãn cơ bụng khiến mẹ bầu thêm mệt mỏi. Do đó, khi cần lấy đồ vặt ở trên cao, mẹ bầu nên nhờ tới sự trợ giúp của người thân.

Mẹ bầu kiêng chụp ảnh

Theo quan niệm dân gian, chụp ảnh khi mang thai sẽ khiến em bé sinh ra bị “vô duyên”. Điều này chưa được chứng minh bởi khoa học và thực tế cũng không cho thấy sự mất duyên ở trẻ. Ngày này, mẹ bầu chụp ảnh để lưu giữ kỉ niệm và thoải mái chia sẻ lên mạng xã hội. 

Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần lưu ý về địa điểm chụp ảnh. Đó là không chụp ở nơi hoang vắng, trong đường hầm hay hang động. Thêm vào đó, bạn cần tránh chụp ảnh bầu trước đồ cổ hay những vật quá cũ kỹ. Bởi ý nghĩa phong thủy của những bức ảnh như vậy không tốt, có thể mang lại điềm xui cho bạn và em bé. 

Bà bầu hạn chế tham dự đám tang

Bên cạnh vì sao không được bước qua chân bà bầu, nhiều chị em băn khoăn không hiểu vì sao bà bầu không nên đến đám tang. Lý giải theo yếu tố tâm linh thì đám ma là nơi nhiều “âm khí”, mẹ bầu lại “yếu bóng vía” nên dễ bị ma ám, vong theo. Còn theo khoa học, các vi khuẩn có hại do tử thi phân hủy khuếch tán vào không khí khiến môi trường ở đó độc hại, bất lợi cho mẹ bầu. Ngoài ra, sự buồn bã, u uất trong đám tang cũng không tốt với cảm xúc của mẹ. 

vì sao không được bước qua chân bà bầu

Mẹ bầu không nên bước qua võng hoặc dây

Ông cha ta tin rằng, bà bầu bước qua võng hay dây thì thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ (nhiều nơi gọi là tràng hoa quấn cổ). Đây là biến chứng sản khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng vì các chuyên gia đã nhận định quan niệm này hoàn toàn không chính xác. Bởi tình trạng này phụ thuộc vào chiều dài và sự chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Dù thế, bạn vẫn không nên bước qua võng hoặc dây để tránh té ngã làm tổn thương đến thai nhi. 

Bà bầu hạn chế ngồi xổm 

Tất cả các bác sĩ sản khoa đều khuyên mẹ bầu không nên ngồi xổm. Tư thế này không phải hoàn toàn cấm kỵ nhưng cần hạn chế. Vì thường xuyên ngồi xổm hay ngồi xổm quá lâu dễ làm tắc nghẽn mạch máu. Hoặc khi ngồi xổm mà đứng lên đột ngột có thể làm hạ huyết áp tư thế đứng gây chóng mặt, nguy cơ bị ngã rất cao. Càng những tháng về sau thai kỳ, khi bụng bầu to hơn, mẹ bầu ngồi xổm thì tử cung và bàng quang bị đè nén sẽ khiến bạn cảm thấy đau. 

Suốt quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu luôn cần thận trọng với tất cả hoạt động để không làm tổn thương cơ thể và thai nhi. Bài viết này đã lý giải vì sao không được bước qua chân bà bầu cũng như cung cấp thêm thông tin về những điều kiêng kỵ nên tránh cho các mẹ. Mong rằng chúng hữu ích và chúc bạn một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh!

Trần Thị Kim Hoàn

Trần Thị Kim Hoàn

Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.