Vì sao đàn ông “sợ” vợ?


Điểm yếu của người đàn ông là người phụ nữ của anh ta

Thực tế là, nam giới có xu hướng, gọi là “sợ” thì hơi quá, “nể” vợ, chiều chuộng vợ/người tình/bạn tình. Vậy tại sao đàn ông lại “sợ” vợ hay rộng ra là đàn ông “sợ” phụ nữ. Có gì sâu thẳm trong tiềm thức của đàn ông mà lại có sự kiện như vậy? 

Không giống như những suy nghĩ “tục” của cánh mày râu hay nhóm chị em bên bàn trà dư tửu hậu, Phật giáo Mật tông có những lý giải nhẹ nhàng, sâu lắng khiến mọi người phải suy ngẫm nhiều hơn. Nỗi “sợ”, nể, chiều chuộng đó bắt nguồn từ nỗi “sợ” cái điểm huyệt tạo nên tính cách của người đàn bàn, được gọi là “Hara”.

Đàn ông thường có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, lý trí, lô gic, khoa học, sáng tạo… còn đàn bà có tính cách mềm yếu, cảm xúc, phi lô gic, trực giác, thưởng thức…

Người xưa cho rằng, đàn ông thường có những tính cách được ví như mặt trời (dương nam) và đàn bà có đặc tính được ví như mặt trăng (có tính âm nhu) và hai nửa là hai thái cực tuy có tính chất đối kháng nhưng khi kết hợp thành vợ chồng thì lại bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo. 

Trong cơ thể đàn ông cũng có phần của đàn bà và ngược lại trong đàn bà cũng có phần đàn ông ví như trong dương có âm, trong âm có dương.

Phần quyết định về đàn ông là “búi mặt trời” nằm ở trung tâm dục (mulladha) có tính chất nóng là năng lượng cơ bản giúp hình hành nên các tính cách của đàn ông. Phần năng lượng này được ví như mặt trời, chiếu sáng khắp nơi và vì có chiếu sáng nên mắt ta mới thấy được các vật. Cũng chính vì có chiếu sáng nên đàn ông rất hay mở mắt khi làm tình và cũng thích ánh sáng khi làm tình nữa. Mắt là cơ quan chủ động khi nhìn, nếu không nhìn thì nhắm lại còn tai là cơ quan nghe thụ động nhưng tai lúc nào cũng nghe kể cả trong lúc ngủ nữa. Người ta thường nói đàn ông yêu bằng mắt còn đàn bà yêu bằng tai là nói về hai tính cách mặt trời và mặt trăng là vậy. Đàn bà khi làm tình thường nhắm mắt và cũng thích làm tình trong bóng tối nữa.

Nỗi “sợ” phụ nữ của đàn ông bắt nguồn từ nỗi sợ điểm huyệt tạo nên tính cách của người phụ nữ

Cái gì xảy ra vậy? Mặt trời là biểu hiện của sự sống, bóng tối là biểu hiện của cái chết, quan sát mặt trăng xem, mặt trăng không có ánh sáng tự thân, nó là sự phản xạ ánh sáng mặt trời lên nó. Không có ánh sáng mặt trời chiếu lên thì mặt trăng tối om, chết chóc, thế mà mặt trăng được ví cho cái đẹp, là cảm hứng của không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, nhạc sỹ… và điều kỳ lạ là mặt trăng có liên hệ với cơ thể đàn bà. Tuần trăng cũng tương ứng với thủy triều và chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi của chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng tới chu kỳ sinh học của đàn bà.

Điểm Hara là điểm mà các võ sỹ Samurai Nhật Bản được dạy khi cần tự sát thì chỉ cần một nhát dao vào đúng điểm này thì sinh mệnh tắt ngay, không đau đớn, không hấp hối. Điều này Nhật Bản gọi là Hara kiri và kỹ thuật tự sát ấy trở thành một điều không thể thiếu đối với các võ sỹ tử vì đạo của họ.

Ở điểm mà tạo nên tính cách của đàn bà được gọi là Hara, là điểm tương ứng với huyệt đan điền của đàn ông. Điểm Hara này là điểm năng lượng âm tập trung nhất, có thể gọi là điểm chết, điểm sinh mệnh. Điểm Hara này cần có mặt trời nuôi dưỡng, nó lấy năng lượng thông qua năng lượng dục của đàn ông và có điều có thể cần rất nhiều mặt trời chỉ để cho một mặt trăng. Có nghĩa là nếu đàn bà được tự do thì cô ấy có sức mạnh dục rất lớn, nếu được phép cô ấy có thể có rất nhiều chồng hay bạn tình. Chính vì thế qua rất nhiều thế hệ đàn ông thường phải kìm chế đàn bà, làm cho chế độ đa thê chứ không đa phu, giáo dục đạo đức xã hội, đức hạnh… để đàn bà phụ thuộc, để kìm chế dục tự do của đàn bà.

Hara được ví như cái chết nên nỗi sợ Hara của đàn ông là có thực, nó nằm trong tiềm thức từ nhiều đời, các tu sỹ, đạo sỹ, nhà sư thường được dạy phải tránh xa dục, tức là tránh xa Hara -điểm năng lượng mặt trăng hấp thụ năng lượng mặt trời của đàn ông. Các nhà yoga, dưỡng sinh thường có quan điểm “bế tinh – dưỡng khí – tồn thần” cũng là tránh Hara. 

Trong tự nhiên một số loài côn trùng khi hai con vật thực hiện dục cũng chính là lúc con cái “xơi tái” con đực luôn và sau khi giao phối xong thì con đực cũng bị con cái ăn thịt hết.

Và, nỗi ám ảnh về Hara của đàn ông khiến đàn ông có cảm giác “sợ” vợ.

Nhưng cũng có phương pháp tự cân bằng Mặt trăng – Mặt trời bên trong chính cơ thể mình, đó là khi hợp nhất năng lượng dương và năng lượng âm, không có sự phân chia và cũng vì sự hợp nhất năng lượng đó tạo ra cực lạc – cực khoái ở cấp độ cao hơn rất nhiều lần so với trạng thái cực khoái tạo ra do dục bên ngoài. Bên ngoài ta cần người đàn bà hay đàn ông của ta, sự va chạm qua dục chỉ xảy ra trên bề mặt của linga – yoni và cực khoái chỉ xảy ra trong thoáng chốc – vài giây ở đàn ông, vài phút ở đàn bà. Cực khoái bên trong khi hai năng lượng mặt trời – Hara gặp gỡ thì đó là Cực lạc, đó là khi Samadhi xảy ra, thời gian bao lâu tùy vào người đó muốn. Khi đạt Samadhi đàn ông không cần đàn bà bên ngoài, không có nhu cầu sinh lý bình thường nữa, chỉ có sự chia xẻ hoặc cùng trao đổi năng lượng dục để biến năng lượng dục thành siêu thức. Đó là điều mật tông vô thượng thường làm, đó là điều chúng ta thấy Phật phụ ôm Phật mẫu trong sự hợp nhất của Từ bi – Trí huệ.

Nhưng cũng có phương pháp tự cân bằng Mặt trăng – Mặt trời bên trong chính cơ thể mình, đó là khi hợp nhất năng lượng dương và năng lượng âm, không có sự phân chia và cũng vì sự hợp nhất năng lượng đó tạo ra cực lạc – cực khoái ở cấp độ cao hơn rất nhiều lần so với trạng thái cực khoái tạo ra do dục bên ngoài. Bên ngoài ta cần người đàn bà hay đàn ông của ta, sự va chạm qua dục chỉ xảy ra trên bề mặt của linga – yoni và cực khoái chỉ xảy ra trong thoáng chốc – vài giây ở đàn ông, vài phút ở đàn bà. Cực khoái bên trong khi hai năng lượng mặt trời – Hara gặp gỡ thì đó là Cực lạc, đó là khi Samadhi xảy ra, thời gian bao lâu tùy vào người đó muốn. Khi đạt Samadhi đàn ông không cần đàn bà bên ngoài, không có nhu cầu sinh lý bình thường nữa, chỉ có sự chia xẻ hoặc cùng trao đổi năng lượng dục để biến năng lượng dục thành siêu thức. Đó là điều mật tông vô thượng thường làm, đó là điều chúng ta thấy Phật phụ ôm Phật mẫu trong sự hợp nhất của Từ bi – Trí huệ.

Trung Dung H+