Vì sao cần phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự? GDQP Lớp 11
Vì sao cần phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự? GDQP Lớp 11. Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp ban tìm hiểu một số nội dung liên quan đến lý do tại sao cần phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
Mục Lục
1. Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nới cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
2. Vì sao cần phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự
2.1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân
Dân tộc ta có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, có lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ và đùm bọc.
Trong quá trình xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo 2 chế độ: chế độ tình nguyện (từ năm 1944 đến năm 1960) và chế độ nghĩa vụ quân sự (miền Bắc từ năm 1960, miền Nam từ năm 1976 đến nay).
Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được sự chăm lo xây dựng của toàn dân.
2.2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Điều 77 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định rằng: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liên và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
– Đối với Tổ quốc, mỗi công dân phải có những nghĩa vụ và quyền như:
Lao động, học tập, bầu cử, ứng cử…và bảo vệ Tổ quốc.
– Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và cao quý, điều đó nói lên ý nghĩa, vị trí của nghĩa vụ và quyền đó. Do vậy, mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ.
Nghĩa vụ quân sự là một trách nhiệm thiêng liêng, tự tôn dân tộc của người Việt Nam từ ngàn xưa. Cần tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông, giữ vững biên cương, xây dựng nước Việt Nam ngày càng hòa hoa, giàu đẹp.
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ Tổ Quốc.
2.3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam ta: “Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước”.
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các quân chủng, binh chủng, hệ thống học viện nhà trường, viện nghiên cứu,… Từng bước được trang bị hiện đại.
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong các tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dụng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
3. Nội dung Luật Nghĩa vụ quân sự
3.1. Giới thiệu khái quá Luật Nghĩa vụ quân sự
– Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2015) được Quốc hội nước Việt Nam khóa XIII, kỳ hợp thứ 9 thông qua (ngày 19/6/2015), Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016.
– Luật NVQS năm 2015 cấu trúc gồm Lời nói đầu, 9 Chương và 62 Điều.
3.2. Những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự
a. Những quy định chung
– Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
– Công dân thực hiện Nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi. Phục vụ tại ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng những công dân đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng…từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
– Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
- Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gai dân quân tự vệ, trong dó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực.
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sỹ quan dự bị.
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
* Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và nhà nước Việt Nam, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc
- Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, ìa sản của nhân dân
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đẳng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội
- Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hóa, kĩ thuật nghiệp vụ rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu
* Trường hợp công dân không được làm nghĩa vụ quân sự
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vụ trang nhân dân.
b. Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ
– Huấn luyện quân sự phổ thông: là nội dung chủ yếu của việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, được huấn luyện tốt để tiếp thu chương trình huấn luyện cơ bản ủa người chiến sĩ.
– Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội: được tiến hành trong các trường dạy nghề, trường trung cấp nghề, tường cao đẳng nghề, trường đại học.
– Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe đối với công dân nam đủ 17 tuổi.
c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình
– Trong thời bình, lực lượng thường trực chỉ duy trì với quân số thích hợp và có chất lượng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và tưng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chất lượng và sức chiến đấu cao để thường xuyên sẵn dàng chiến đấu.
– Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:
+ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi
+ Thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng.
+ Bộ trường Bộ quốc phòng có quyền kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ của HSQ, BS nhưng không quá 6 tháng.
– Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tại nạn, thiên tại, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61%đến 80%.
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tha gia Công an nhân dân
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo sự án phát triển kinh tế xã hội của Nà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vung có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khóa khăn theo quy định của pháp luật
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
– Những công dân nam sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nân, Công an nhân dân
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
– Quyền lợi đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
- Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ
- Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục địa học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó.
- Được trợ cấp tạo việc làm tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ cức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
- Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bản đảm tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật.
- Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật nay, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100%mức lương và phụ cấp của ngạch tuyền dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
d. Xử lý các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự
– Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định không phân biệt bất cứ thành phần nào.
3.3. Trách nhiệm của học sinh
a. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức
– Nội dung huấn luyện quân sự phổ thông được thể hiện ở môn GDQP – an ninh. Mục đích nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể, tính kỷ luật.
b. Chấp hành quy định đăng kí NVQS
Học sinh đến độ tuổi đăng ký NVQS (nam từ đủ 17 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có chuyển môn cần cho quân đội) có trách nhiệm đến cơ quan quân sự địa phương để tiến hành đăng ký NVQS.
c. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe
– Học sinh đi kiểm tra sức khỏe theo giấy gọi của Ban Chỉ huy quân sự huyện…nơi cư trú
– Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi, trong khi kiểm tra hoặc khám sức khỏe phái tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.
– Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu (17 tuổi) do cơ quan quân sự cấp huyện (quận) phụ trách.
– Việc khám sức khỏe cho những người trong diện được gọi nhập ngũ do Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận) phụ trách.
– Kiểm tra sức khỏe khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khỏe chuẩn bị cho việc nhập ngũ.
d. Chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
Hằng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ 1 đến 2 lần. Theo quyết định của UBND.
Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày.
Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lí do chính đáng không thể đến đúng thời gian địa điểm thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xấp xã (phương) nơi cư trú.
Trên đây là bài viết về Vì sao cần phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự? GDQP Lớp 11 của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn miễn phí pháp luật 24/7 theo số hotline 1900.6162 để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!.