Vì sao Mỹ kiên quyết ném bom nguyên tử Nhật Bản 1945?
Vào ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Ba ngày sau, quân đội Mỹ ném bom hạt nhân thứ hai xuống thành phố Nagasaki.
Hậu quả là khoảng 135.000 người ở Hiroshima chết ngay lập tức sau khi bom nguyên tử phát nổ. Tại Nagasaki, khoảng 40.000 dân tử vong ngay sau khi quả bom hạt nhân do Mỹ thả xuống phát nổ.
Sau hai vụ nổ bom hạt nhân trên, Nhật Bản nhanh chóng đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, góp phần kết thúc Thế chiến 2.
Theo các chuyên gia, Mỹ quyết định ném bom hạt nhân 2 thành phố của Nhật Bản là có lý do.
Cụ thể, một số chuyên gia cho rằng, sau khi Hồng quân Liên Xô sắp đánh bại phát xít Đức thì phía Mỹ muốn định hình rõ hơn vai trò quan trọng của mình trong việc kết thúc Thế chiến 2.
Do vậy, sau một thời gian suy tính, Mỹ quyết định đánh bại quân đội Nhật Bản và không muốn tổn thất nhiều quân sĩ. Vì vậy, nước này quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thông qua vũ khí nguyên tử, Mỹ tin rằng bom hạt nhân không chỉ giúp đánh bại lực lượng Nhật Bản mà còn phô diễn với cả thế giới biết tới vũ khí hủy diệt kinh hoàng của nước này sở hữu.
Để đạt được mục tiêu, quân đội Mỹ chọn Hiroshima và Nagasaki là mục tiêu ném bom hạt nhân với lý do cả hai đều là những khu đô thị đông dân và có giá trị quan trọng về mặt quân sự.
Hai địa điểm này đều phù hợp để trở thành địa điểm để Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà chưa nước nào sở hữu.
Quả thực, kế hoạch tấn công hạt nhân của Mỹ thành công khi buộc Nhật Bản phải đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, hạn chế thương vong và góp phần chấm dứt Thế chiến 2.