Vì sao Liên bang Xô viết sụp đổ? – BaoHaiDuong
Mikhail Gorbachev (phải) và Boris Yeltsin (trái) là 2 nhân vật đóng vai trò tối quan trọng trong sự kiện Liên Xô sụp đổ
Hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin.
Sai nhiều ly, đi muôn dặm
Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.
Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985, Gorbachev đã theo đuổi và tiến hành nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Thoạt đầu, Gorbachev chỉ muốn cải cách chế độ Xô viết lúc đó đang mắc chứng bệnh trì trệ khá trầm trọng do những nguyên nhân phần nhiều mang tính chủ quan. Không vượt lên trên được các đối thủ phương Tây trong Chiến tranh lạnh về hiệu suất cũng như thành quả lao động, không kiên quyết đấu tranh bài trừ những căn bệnh vốn bắt rễ và âm thầm lây lan trong giới cầm quyền như nạn tham nhũng, bè phái, hưởng nhiều đặc lợi vượt giới hạn, sùng bái chủ nghĩa hình thức, xa rời hay diễn giải sai lệch theo kiểu xu thời những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Gorbachev cũng không có phương án nào khả dĩ để đối phó với trào lưu dân tộc chủ nghĩa đang sinh sôi nảy nở và biến tướng từng ngày hay các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa các nước cộng hòa… Đó chính là những nguyên nhân chính khiến Nhà nước Xô viết suy giảm tiềm lực và vị trí của mình trên trường quốc tế.
Đại diện cho phe cải cách như Yeltsin cho rằng nghị trình cải cách của Gorbachev quá chậm chạp, còn những người theo phe bảo thủ lại chỉ trích chính sách và hành động của Gorbachev là xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác. Trong nỗ lực thúc đẩy chương trình cải cách của mình, Gorbachev đã dẫn đầu một phong trào sửa đổi Hiến pháp Liên Xô, bao gồm việc thiết lập một vị trí tổng thống mới tập trung nhiều quyền lực hơn. Những nỗ lực ấy đã tạo điều kiện cho một số lực lượng và phong trào mà Gorbachev không hề ngờ tới xuất hiện, đặc biệt là sự kích động và phát triển của chủ nghĩa dân tộc quốc gia từ phía các nước cộng hòa bên trong Liên bang Xô viết mà dân tộc Nga chỉ chiếm thiểu số, làm nảy sinh xu hướng ly khai khỏi thể chế trung ương tập quyền.
Ngày 15-3-1990, Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô bầu Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev làm tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết với nhiệm kỳ 5 năm.
Liên bang Nga – chủ thể quan trọng nhất trong Liên bang Xô viết tuyên bố chủ quyền vào ngày 12-6-1990 và sau đó giới hạn áp dụng luật Xô viết, đặc biệt các luật lệ liên hệ tới tài chính và kinh tế, trên lãnh thổ Nga. Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao đề nghị tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn liên bang. Trong khi các nước cộng hòa vùng Baltic và các nước Armenia, Gruzia, Moldova tẩy chay thì đa số công dân của tất cả các nước cộng hòa khác trong liên bang đều thể hiện mong muốn gìn giữ Liên bang Xô viết. Sau nhiều cuộc đàm phán, 8 trong số 9 nước cộng hòa còn lại (ngoại trừ Ukraine) đã thông qua Hiệp ước Liên bang mới với mục tiêu biến Liên Xô thành một liên bang của những nước cộng hòa độc lập với một vị tổng thống, có chính sách đối ngoại và quân đội chung. Liên bang Nga, Kazakhstan và Uzbekistan dự định sẽ ký kết hiệp ước tại Moscow ngày 20-8-1991.
Như một sự an bài
Quân đội được triển khai tại Thủ đô Moscow trong những ngày xảy ra đảo chính ở Liên Xô
Boris Yeltsin sinh trưởng ở vùng Sverdlovsk, gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1961, bắt đầu làm việc trong bộ máy hành chính của đảng năm 1968 với cương vị lãnh đạo phụ trách xây dựng ủy ban vùng Sverdlovsk. Năm 1975, Yeltsin trở thành Bí thư ủy ban vùng và chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp vùng. Tháng 3-1989, Yeltsin được bầu vào Đại hội đại biểu nhân dân với tư cách là đại biểu quận Moscow và giành được ghế trong Xô viết tối cao. Tháng 5-1990, ông ta được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (RSFSR). Yeltsin được cả những nhân vật cấp tiến dân chủ lẫn phe bảo thủ, những kẻ đang tìm cách nắm thêm quyền lực trong tình hình chính trị biến động trong Xô viết tối cao ủng hộ. Ở đây có thể thấy một phần trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ngấm ngầm và đầy căng thẳng này là sự đối đầu giữa các cơ cấu quyền lực Liên bang Xô viết và Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Trong một nỗ lực nhằm giành thêm quyền lực vào tay mình, ngày 12-6-1990, Đại hội đại biểu nhân dân RSFSR đã đồng ý đưa ra một tuyên bố về chủ quyền và tháng 7-1990, Yeltsin tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản.
Yeltsin trở thành Tổng thống Nga thông qua cuộc bầu cử trực tiếp với chiến thắng vang dội. Theo thỏa thuận giữa Tổng thống Liên Xô Gorbachev với Tổng thống Liên bang Nga Yeltsin, Hiệp ước Liên bang mới phải được ký vào ngày 20-8. Tình thế này khiến cho nguyên soái Dmitri Yazov, lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô cũng như nhiều đảng viên cộng sản Liên Xô đang ở những vị trí cao trong bộ máy liên bang chợt hiểu ra rằng bằng cách đó, sự tan vỡ của Liên bang Xô viết đã có thể đếm từng ngày. Trước nguy cơ Liên Xô tan rã nếu Hiệp định Liên bang mới được ký kết đúng vào ngày 20-8, Chủ tịch KGB Kriuchkov đã đứng ra tập hợp lực lượng để “tìm cách giải nguy”. Chiều tối ngày 18-8, vào cuối buổi làm việc, ông Kriuchkov đã gọi điện cho một số người thân cận, mời tới một căn cứ quân sự tại Moscow bàn chuyện đại sự. Sau cuộc họp kín, họ quyết định cử một phái đoàn tới Crimea, nơi Gorbachev cùng gia đình đang đi nghỉ dưỡng. Họ đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Liên Xô đứng về phía họ và hủy bỏ việc ký Hiệp định Liên bang mới, nhưng đã không thành công.
Đúng 6 giờ 5 ngày 19-8 tại Moscow, Phó Tổng thống Liên Xô Gennady Yanayev đã công bố sắc lệnh bất thường về việc Tổng thống Gorbachev do tình trạng sức khỏe suy yếu nên không thể đảm đương được chức trách của mình và bắt đầu từ ngày 19-8, ông Yanayev sẽ đảm nhận cương vị quyền Tổng thống Liên Xô. Lúc này, tại biệt thự nghỉ dưỡng của mình ở Crimea, Gorbachev và gia đình bị quản thúc. Khi bị ép phải tuyên bố từ chức, ông ta thẳng thừng từ chối.
6 giờ 15 phút, ban lãnh đạo mới của Liên Xô ban bố lệnh áp dụng tình trạng khẩn cấp ở một số khu vực trong thời hạn 6 tháng. Một ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKCHP) đã được thành lập, đứng đầu là quyền Tổng thống Liên Xô Yanayev; các thành viên còn lại của ủy ban gồm Chủ tịch KGB Vladimir Kriuchkov, Bộ trưởng Nội vụ Boris Pugo, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitri Yazov, Thủ tướng Valentin Pavlov… 9 phút sau, GKCHP đã ra lời kêu gọi quốc dân đồng bào và nhận trách nhiệm nắm giữ vận mệnh Liên Xô.
Quyền Tổng thống Yanayev cùng các thành viên GKCHP ngay lập tức lên Đài Truyền hình và Phát thanh quốc gia đưa ra một tuyên bố đanh thép buộc tội chính quyền Gorbachev, nhưng giọng điệu yếu ớt và bàn tay run rẩy của Yanayev không giấu nổi trước ống kính máy quay khi đang phát biểu ngay lập tức khiến mọi người có cảm giác ông này không phải là người có thể vãn hồi được trật tự xã hội.
QUANG HIẾU
Hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin.Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985, Gorbachev đã theo đuổi và tiến hành nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Thoạt đầu, Gorbachev chỉ muốn cải cách chế độ Xô viết lúc đó đang mắc chứng bệnh trì trệ khá trầm trọng do những nguyên nhân phần nhiều mang tính chủ quan. Không vượt lên trên được các đối thủ phương Tây trong Chiến tranh lạnh về hiệu suất cũng như thành quả lao động, không kiên quyết đấu tranh bài trừ những căn bệnh vốn bắt rễ và âm thầm lây lan trong giới cầm quyền như nạn tham nhũng, bè phái, hưởng nhiều đặc lợi vượt giới hạn, sùng bái chủ nghĩa hình thức, xa rời hay diễn giải sai lệch theo kiểu xu thời những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Gorbachev cũng không có phương án nào khả dĩ để đối phó với trào lưu dân tộc chủ nghĩa đang sinh sôi nảy nở và biến tướng từng ngày hay các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa các nước cộng hòa… Đó chính là những nguyên nhân chính khiến Nhà nước Xô viết suy giảm tiềm lực và vị trí của mình trên trường quốc tế.Đại diện cho phe cải cách như Yeltsin cho rằng nghị trình cải cách của Gorbachev quá chậm chạp, còn những người theo phe bảo thủ lại chỉ trích chính sách và hành động của Gorbachev là xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác. Trong nỗ lực thúc đẩy chương trình cải cách của mình, Gorbachev đã dẫn đầu một phong trào sửa đổi Hiến pháp Liên Xô, bao gồm việc thiết lập một vị trí tổng thống mới tập trung nhiều quyền lực hơn. Những nỗ lực ấy đã tạo điều kiện cho một số lực lượng và phong trào mà Gorbachev không hề ngờ tới xuất hiện, đặc biệt là sự kích động và phát triển của chủ nghĩa dân tộc quốc gia từ phía các nước cộng hòa bên trong Liên bang Xô viết mà dân tộc Nga chỉ chiếm thiểu số, làm nảy sinh xu hướng ly khai khỏi thể chế trung ương tập quyền.Ngày 15-3-1990, Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô bầu Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev làm tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết với nhiệm kỳ 5 năm.Liên bang Nga – chủ thể quan trọng nhất trong Liên bang Xô viết tuyên bố chủ quyền vào ngày 12-6-1990 và sau đó giới hạn áp dụng luật Xô viết, đặc biệt các luật lệ liên hệ tới tài chính và kinh tế, trên lãnh thổ Nga. Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao đề nghị tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn liên bang. Trong khi các nước cộng hòa vùng Baltic và các nước Armenia, Gruzia, Moldova tẩy chay thì đa số công dân của tất cả các nước cộng hòa khác trong liên bang đều thể hiện mong muốn gìn giữ Liên bang Xô viết. Sau nhiều cuộc đàm phán, 8 trong số 9 nước cộng hòa còn lại (ngoại trừ Ukraine) đã thông qua Hiệp ước Liên bang mới với mục tiêu biến Liên Xô thành một liên bang của những nước cộng hòa độc lập với một vị tổng thống, có chính sách đối ngoại và quân đội chung. Liên bang Nga, Kazakhstan và Uzbekistan dự định sẽ ký kết hiệp ước tại Moscow ngày 20-8-1991.Boris Yeltsin sinh trưởng ở vùng Sverdlovsk, gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1961, bắt đầu làm việc trong bộ máy hành chính của đảng năm 1968 với cương vị lãnh đạo phụ trách xây dựng ủy ban vùng Sverdlovsk. Năm 1975, Yeltsin trở thành Bí thư ủy ban vùng và chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp vùng. Tháng 3-1989, Yeltsin được bầu vào Đại hội đại biểu nhân dân với tư cách là đại biểu quận Moscow và giành được ghế trong Xô viết tối cao. Tháng 5-1990, ông ta được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (RSFSR). Yeltsin được cả những nhân vật cấp tiến dân chủ lẫn phe bảo thủ, những kẻ đang tìm cách nắm thêm quyền lực trong tình hình chính trị biến động trong Xô viết tối cao ủng hộ. Ở đây có thể thấy một phần trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ngấm ngầm và đầy căng thẳng này là sự đối đầu giữa các cơ cấu quyền lực Liên bang Xô viết và Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Trong một nỗ lực nhằm giành thêm quyền lực vào tay mình, ngày 12-6-1990, Đại hội đại biểu nhân dân RSFSR đã đồng ý đưa ra một tuyên bố về chủ quyền và tháng 7-1990, Yeltsin tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản.Yeltsin trở thành Tổng thống Nga thông qua cuộc bầu cử trực tiếp với chiến thắng vang dội. Theo thỏa thuận giữa Tổng thống Liên Xô Gorbachev với Tổng thống Liên bang Nga Yeltsin, Hiệp ước Liên bang mới phải được ký vào ngày 20-8. Tình thế này khiến cho nguyên soái Dmitri Yazov, lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô cũng như nhiều đảng viên cộng sản Liên Xô đang ở những vị trí cao trong bộ máy liên bang chợt hiểu ra rằng bằng cách đó, sự tan vỡ của Liên bang Xô viết đã có thể đếm từng ngày. Trước nguy cơ Liên Xô tan rã nếu Hiệp định Liên bang mới được ký kết đúng vào ngày 20-8, Chủ tịch KGB Kriuchkov đã đứng ra tập hợp lực lượng để “tìm cách giải nguy”. Chiều tối ngày 18-8, vào cuối buổi làm việc, ông Kriuchkov đã gọi điện cho một số người thân cận, mời tới một căn cứ quân sự tại Moscow bàn chuyện đại sự. Sau cuộc họp kín, họ quyết định cử một phái đoàn tới Crimea, nơi Gorbachev cùng gia đình đang đi nghỉ dưỡng. Họ đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Liên Xô đứng về phía họ và hủy bỏ việc ký Hiệp định Liên bang mới, nhưng đã không thành công.Đúng 6 giờ 5 ngày 19-8 tại Moscow, Phó Tổng thống Liên Xô Gennady Yanayev đã công bố sắc lệnh bất thường về việc Tổng thống Gorbachev do tình trạng sức khỏe suy yếu nên không thể đảm đương được chức trách của mình và bắt đầu từ ngày 19-8, ông Yanayev sẽ đảm nhận cương vị quyền Tổng thống Liên Xô. Lúc này, tại biệt thự nghỉ dưỡng của mình ở Crimea, Gorbachev và gia đình bị quản thúc. Khi bị ép phải tuyên bố từ chức, ông ta thẳng thừng từ chối.6 giờ 15 phút, ban lãnh đạo mới của Liên Xô ban bố lệnh áp dụng tình trạng khẩn cấp ở một số khu vực trong thời hạn 6 tháng. Một ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKCHP) đã được thành lập, đứng đầu là quyền Tổng thống Liên Xô Yanayev; các thành viên còn lại của ủy ban gồm Chủ tịch KGB Vladimir Kriuchkov, Bộ trưởng Nội vụ Boris Pugo, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitri Yazov, Thủ tướng Valentin Pavlov… 9 phút sau, GKCHP đã ra lời kêu gọi quốc dân đồng bào và nhận trách nhiệm nắm giữ vận mệnh Liên Xô.Quyền Tổng thống Yanayev cùng các thành viên GKCHP ngay lập tức lên Đài Truyền hình và Phát thanh quốc gia đưa ra một tuyên bố đanh thép buộc tội chính quyền Gorbachev, nhưng giọng điệu yếu ớt và bàn tay run rẩy của Yanayev không giấu nổi trước ống kính máy quay khi đang phát biểu ngay lập tức khiến mọi người có cảm giác ông này không phải là người có thể vãn hồi được trật tự xã hội.