Vì sao Công xã Paris la nhà nước kiểu mới

1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

– Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.

– Ngày 2 – 9 – 1870, Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp – Bỉ).

– Được tin đó, ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”.

– Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871. Sự thành lập công xã.

– Mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) >< nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).

– Ngày 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quânđánh úp đồi Mông-mác(Bắc Pa-ri) – là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

– Ngày 26 – 3 – 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cửHội đồng Công xãtheo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

Vì sao nói Công xã Pa- ri là nhà nước kiểu mới?

Đề bài

Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?

Phương pháp giải – Xem chi tiết

Dựa vào sgk trang 36, 37 để lí giải.

Lời giải chi tiết

* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

– Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản.Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

– Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

– Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

– Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

– Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

⟹Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Loigiaihay.com

  • Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa- ri?

    Giải bài tập 4 trang 39 SGK Lịch sử 8

  • Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa- ri?

    Giải bài tập 2 trang 39 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri?

    Giải bài tập 1 trang 39 SGK Lịch sử 8

  • Cuộc chiến đấu giữa chiến sĩ Công xã Pa- ri và quân Véc -xai diễn ra như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 38 SGK Lịch sử 8

  • Tại sao Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa- ri?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 38 SGK Lịch sử 8

Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới

Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

Câu 37778 Thông hiểu

Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Công xã Pari — Xem chi tiết

Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?

Chi tiết
Chuyên mục: Bài 5: Công xã Pa-ri 1871

Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

– Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản.Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

– Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

– Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

– Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

– Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

(Nguồn: Bài 3 trang 39 sgk Lịch sử 8:)