Vi phạm không bằng lái phạt bao nhiêu, có bị tạm giữ xe không?
Điều khiển ô tô, xe máy không có bằng lái phạt bao nhiêu theo luật mới nhất 2019, có bị tạm giữ phương tiện hay không? Đó là những câu hỏi của không ít người tham gia giao thông, cụ thể quy định như thế nào mời các bạn theo dõi chi tiết ở bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé.
Điều kiện để người điều khiển ô tô tham gia giao thông
Căn cứ vài Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định về điều kiện cần để người dân có thể điều khiển ô tô khi tham gia giao thông như sau:
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định ở Điều 60 của Luật này và có cấp giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đặc biệt với những người mới tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo đầy đủ các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định tại Điều 59 của Luật này
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Như vậy, khi tham gia giao thông, các bác tài bắt buộc phải có bằng lái xe ( Giấy phép lái xe) và những giấy tờ quan trọng khác được nên trên. Trong trường hợp cố tình không mang bằng lái phạt bao nhiêu thì chúng tôi xin phép được thông tin tại phần tiếp theo.
Không bằng lái phạt bao nhiêu
Căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 21, điểm đ khoản 7 Điều 30 và điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên , xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Điều 78: Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định ở Điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;
Điều 30: Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 ( đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ ( đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông ( bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng);
Nhìn chung, lỗi không bằng lái phạt bao nhiêu, đặc biệt là lỗi của các bác tài lái xe ô tô sẽ bị phạt hành chính rất nặng và đi kèm tạm giữ phương tiện. Tốt nhất khi tham gia giao thông, mọi người nên nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ bên người, với những trường hợp mất thì phải báo ngay đến cơ quan chức năng để được cấp lại để tránh bị công an “sờ gáy”.