Vi phạm hợp đồng là gì, 2 nhóm hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là gì? trên thực tế có rất nhiều hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng. Các cá nhân, tổ chức khi giao kết hợp đồng cần lưu ý xác định rõ trường hợp vi phạm hợp đồng và các hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng để tránh bị phạt hợp đồng hoặc đền bù hợp đồng gây tổn thất.
Vi phạm hợp đồng là gì và 2 nhóm hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng.
1. Khái niệm về vi phạm hợp đồng
Để hiểu rõ vi phạm hợp đồng là gì, các bên tham gia giao kết cần hiểu rõ hợp đồng là gì, bản chất của hợp đồng khi giao kết.
1.1 Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng tài sản…
1.2 Vi phạm hợp đồng là gì?
Hiện trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam vi phạm hợp đồng không được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất. Có thể hiểu vi phạm hợp đồng là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.
1.3 Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp
Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra đối với hợp đồng được giao kết hợp pháp và có hiệu lực pháp lý. Trường hợp hợp đồng được ký kết bất hợp phát và vô hiệu sẽ không tính là hành vi vi phạm hợp đồng khi các không thực hiện nghĩa vụ.
Hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng.
Hợp đồng hợp pháp cần đảm bảo các yếu tố như: thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết (không có dấu hiệu của ép buộc hoặc lừa dối); chủ thể giao kết có đầy đủ năng lực ký kết hợp đồng; hợp đồng đảm bảo quy định về hình thức của pháp luật; mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2. 2 nhóm hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng
Để làm rõ vi phạm hợp đồng là gì chúng ta cần chỉ ra được các hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng. Có rất nhiều hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng, thường được chia ra làm 2 nhóm chính gồm: nhóm hành vi vi phạm của các chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết và nhóm hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng.
2.1 Nhóm hành vi vi phạm của các chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết
Khi có các hành vi vi phạm hợp đồng bên vi phạm sẽ phải bồi thường, gây thiệt hại hoặc có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, do đó cần phải đặc biệt lưu ý. Đối với hành vi vi phạm hợp đồng của các chủ thể đối với hợp đồng giao kết có các dạng như sau:
-
Không thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện hoặc 1 trong các bên đã thực hiện được 1 phần công việc).
-
Đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đã giao kết. VD đã nhận tiền của bên mua nhưng không giao hàng hoặc giao hàng không đủ số lượng, chất lượng.
-
Chủ thể không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng). Thường xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng do lỗi của một hoặc cả hai bên tìm cách thực hiện theo hướng có lợi cho mình hoặc do hiểu sai nội dung của hợp đồng.
Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ ghi trong hợp đồng dẫn đến vi phạm hợp đồng.
2.2 Nhóm hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Các nhóm hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng rất đa dạng. Các nhóm hành vi này thường khó phát hiện hơn, khi phát hiện thì có thể 1 trong các bên hoặc các bên đều đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Các hành vi cụ thể như:
- Giao kết hợp đồn g không đúng đối tượng chủ thể (hay người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng). Ví dụ: người không được ủy quyền ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; trẻ em dưới 15 tuổi ký hợp đồng lao động.
-
Không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định: Ví dụ hợp đồng về quyền sử dụng đất nhưng không được thành lập văn bản theo quy định.
-
Không thực hiện công chứng/ chứng thực đối với một số loại hợp đồng theo quy định. Ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua/bán/cho/ tặng nhà ở thương mại; hợp đồng mua bán xe ô tô…
-
Ép buộc một trong các bên phải ký hợp đồng
-
Thực hiện nội dung của hợp đồng mà các đối tượng giao kết hợp đồng bị cấm do không am hiểu. Ví dụ: Vận chuyển động vật quý hiếm, mua bán các loại thuốc bị cấm.
Khi giao kết hợp đồng các bên tham gia cần chú ý nắm rõ vi phạm hợp đồng là gì và các nhóm hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng để tránh rủi ro. Trường hợp mắc phải vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.