Vi phạm hình sự là gì ? Cho ví dụ

Một trong những hành vi vi phạm nguy hiểm, xâm phạm đến những quan hệ được Luật Hình sự bảo vệ, xâm phạm đến lợi xã hội….đó là vi phạm hình sự. Vi phạm hình sự nguy hiểm như thế nào? Có những mức độ vi phạm hình sự nghiêm trọng gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ, cụ thể:

 

1. Hiểu thế nào về vi phạm hình sự?

Có thể thấy, xã hội phát triển các tệ nạn từ nó cũng tăng lên nhất là các loại tội phạm có tính nguy hiểm, sử dụng bạo lực, chúng thực hiện có tổ chức như tạo thành các băng, ổ nhóm chúng hoạt động tinh vi, xảo quyệt thậm chí chúng còn móc nối với một số cán bộ, công chức nhà nước hoạt động công khai, trắng trợn. Bên cạnh việc phạm tội ở trong nước chúng còn thực hiện xuyên quốc gia, mang tính quốc tế ngày một tăng khó lòng để kiểm soát được chúng. tất cả những hành động trên đều bổ trợ cho hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Pháp luật hình sự cũng không quy định rõ về khái niệm vi phạm hình sự tuy nhiên chúng ta có thể hiểu Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hành vi có tính chất xâm hại đến các quan hệ được pháp luật pháp luật Hình sự bảo vệ phát sinh giữa hai bên Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại liên quan đến việc họ hành động hoặc không hành động các hành vi được quy định tại Bộ luật Hình sự, họ thực hiện hành vi một cách cố ý hoặc vô ý những quan hệ họ có thể xâm phạm tới đó là độc lập, chủ quyền, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội…Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi vi phạm nào cũng bị coi là vi phạm hình sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vậy cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó.

 

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm (vi phạm hình sự)

Để trở thành tội phạm phải đủ 4 cấu thành quy định dưới đây:

– Về mặt khách quan: Đây là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới khách quan ( là thế giới trực quan của con người, bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó) những biểu hiện đó bao gồm các hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ của hành vi dẫn tới hậu quả đó ngoài ra còn gồm cả phương tiện , công cụ, phương pháp, thời điểm… thực hiện tội phạm. Những hành vi khách quan là bắt buộc phải có, tức là phải có hành vi nguy hiểm cho xã hội hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định luật, người thực hiện hành vi cố ý hoặc vô ý. Về hậu quả, việc thực hiện hành vi phải gây ra hậu quả (hành vi vi phạm xuất hiện trước thời điểm phát sinh hậu quả) tức là chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau, hậu quả phải có thực trên thực tế hậu quả xảy ra gây thiệt hại về tính mạng, vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần và một trong những cái cần xác minh đó là hành vi vi phạm đó xảy ra và tồn tại thời gian, địa điểm nào? Họ dùng những công cụ, phương tiện và phương pháp thực hiện tội phạm đó như thế nào? Đây không phải là dấu hiệu bắt buộc tuy nhiên nó cũng quan trọng trong trường hợp xác định tình tiết  định khung.

– Về mặt khách thể: Khách thể của tội phạm như đã nói ở phần 1 đó là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ, bioj tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Những mối quan hệ đó là: đọc lập; chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; quốc gia; chế độ chính trịm chế độ kinh tế; nền văn hóa; quốc phòng; an ninh; trật tự; an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,….

– Về mặt chủ quan của tội phạm: Ngược lại với mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm hiện hữu bên trong của tội phạm đó, đó là những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của con người mà gây ra hành vi phạm tội ví dụ như: “Lỗi”; “Động cơ thực hiện”; “Mục đích thực hiện của tội phạm” . Về “lỗi” thì tùy từng trường hợp có những loại lỗi khác nhau như: lỗi cố ý trực tiếp; lỗi có ý gián tiếp, lỗi do cẩu thả và lỗi do quá tự tin ngaoif ra còn có những sự kiện bất ngờ mà người thực hiện họ không hề biết và thấy được hoặc buộc phải thấy được trước hậu quả của hành vi đó thì trường hợp này không phải chịu trách nhiệm hình sự. Về động cơ và mục đích thực hiện tội phạm, chúng ta thường nhầm lẫn hai dấu hiệu này: Động cơ là động lực thúc đẩy bên trong của người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài còn mục đích là kết quả sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội đó.

– Về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là cá nhân và pháp nhân thương mại. Trong đó, cá nhân là những người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 còn pháp nhân phải có tư cách pháp nhân; đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự..

 

3. Phân loại tội phạm?

Theo quy định tại Điều 9, Bộ luật Hình sự năm 2015 thì căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành bốn loại: Tội phạm ít nghiêm trọng; Tội phạm nghiêm trọng; Tội phạm rất nghiêm trọng; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

– Tội phạm ít nghiêm trọng: đây là loại tội phạm có tính ít nghiêm trọng nhất trong ba tội phạm còn lại, mức độ nguy hiểm của tội phạm này là không cao với mức hình phạt cao nhất là phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù đến 3 năm. Ví dụ như  Tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự; Tội vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng quy định  tại khoản 1 điều 182 Bộ luật hình sự…..

– Tội phạm nghiêm trọng: Đây là loại tội phạm có tính chất nguyên hiểm cho xã hội lớn hơn tội phạm ít nghiêm trọng và thấp hơn hai loại tội phạm còn lại với mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật hình sự quy định là trên 3 năm đến 7 năm tù. Ví dụ như tội Cố ý truyền HIV cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 149; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015…

– Tội phạm rất nghiên trọng: Đây là loại tội phạm có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội rất lớn với khung hình phạt do bộ luật hình sự quy định đối với các tội loại này là 7 năm đến 15 năm tù. Ví dụ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Tội bức tử…..

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là loại tội phạm nguy hiểm nhất trong những loại trên, nó có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối vsoiw các tội ấy là từ 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ví dụ các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Tội giết người;…

 

4. Ví vụ về vi phạm hình sự

Hai vợ chồng chị A và anh B ( đều 30 tuổi) do nghiện cờ bạc nô đề dẫ tới nợ nần chồng chất nên họ có lập kế hoạch cướp tài sản của những ai sơ hở. Sáng hôm sau, ngày 8/7/2022 anh B chở chị A đi xung quanh thám thính thì nhìn thấy chị Z đang đi chiếc xe Vision màu trắng tay có đeo chiếc nhẫn và vòng vàng nên đã nảy ra ý định cướp. Chị A lên chỗ chị Z giả vờ hỏi đường để tạo sự sơ hở của chị Z trong lúc chị Z chỉ đường anh B đừng sau dùng dao khống chế và dùng khăn bịt mắt, bịt mồm và giật vòng vàng và nhẫn của chị Z cùng lsuc đó chị A cũng lấy con Vision chạy đi mất, sau đó anh B chạy theo vợ. Một lát sau chị Z mới hét lên thì hai vợ chồng anh B và chị A đã chạy đi khỏi chỗ đó. Hành vi của anh B và chị A là hành vi vi phạm hình sự cụ thể:

– Về mặt khách thể: Đây có thể nói là hành vi xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe và tài sản của cá nhân của người khác được Luật hình sự bảo vệ tức là thuộc các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ.

– Về mặt chủ thể: Chủ thể trên là cá nhân, cụ thể anh B và chị A đều 30 tuổi đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự

– Về mặt chủ quan: đây là hành vi phạm tội với lỗi cố ý, có chủ đích và tính toán. Hai vợ chồng anh A bắt buộc phải nhận thức được hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật nhưng vì lợi lích bản thân nên đã cố tình thực hiện.

– Về mặt khách quan: Họ dùng vũ lực bằng cách đứng từ sau dùng dao khống chế không cho chị Z cử động sau đó đã lấy thành công chiếc xe và hai chiếc nhẫn, vòng vàng đây là hành vi Cướp tài sản được quy định tại điều 168, Bộ luật hình sự năm 2015 

Mọi thắc mắc về vấn đề trên. Hãy gọi 1900.6162 để được Luật sư tư vấn về lĩnh vực Hình sự trực tuyến qua tổng đài.