Ví dụ về chính sách giáo dục và đào tạo
GDCD11 baì 13 (tiết 1) chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.98 KB, 14 trang )
Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,
VĂN HÓA
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Nêu được nhiệm vụ; phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển GD&ĐT ở
nước ta hiện nay;
– Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐT
của Nhà nước.
2. Về kỹ năng
– Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách GD&ĐT phù hợpvới khả
năng của bản thân;
– Biết đánh giá được một số hiện tượng gần gũi trongtrong cuộc sống liên quan
đến chính sách GD&ĐT.
3. Về thái độ
– Tin tưởng, ủng hộ chính sách GD&ĐT của Nhà nước;
– Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách GD&ĐT của Nhà nước.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
1. Các đơn vị kiến thức trong bài học
Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT ở nước ta hiện nay.
2. Trọng tâm kiến thức của bài học
Tiết 1. Phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT ở nước ta hiện nay.
III. NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng phản
hồi/ lắng nge tích cực, kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng hợp tác.
IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, v.v.
V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
– Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11;
– Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD ở THPT;
– Chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT;
– Phiếu học tập;
– Bảng phụ; v.v.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV trả bài kiểm tra 1 tiết.
3. Dạy bài mới
3.1. Giới thiệu bài học
Ngay sau khi nước nhà giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu. Thật vậy, muốn đưa dân tộc của mình sánh vai cùng các nước
khác thì phải nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, phát huy những giá truyền truyền thống
của dân tộc, tiếp thu những thành tựu tiên tiến và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Nối tiếp
tư tưởng cao đẹp đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính
sách về giáo dục và đào tạo như thế nào để phù hợp với yêu cầu thực tiễn ngày nay của
đất nước, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Bài 13: Chính sách giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (tiết 1)
3.2. Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Thuyết trình, đàm thoại để
tìm hiểu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
– GV hỏi: Em hiểu như thế nào là giáo dục?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, kết luận:
Giáo dục là toàn bộ những hoạt động nhằm
bồi dưỡng những năng lực và phẩm chất, kỹ
năng cho con người một cách toàn diện từ bậc
mầm non cho đến phổ thông.
– GV hỏi: Em hiểu như thế nào là đào tạo?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, kết luận:
Đào tạo là làm cho con người có năng lực
theo những tiêu chuẩn nhất định.
Tóm lại GD và ĐT là hoạt động có tổ chức,
có mục đích của xã hội nhằm bồi dưỡng và
phát triển các phẩm chất và năng lực của con
người.
GV hỏi: Em hãy cho biết vai trò của GD và
ĐT trong cuộc sống của con người?
+ HS trả lời.
+ GV bổ sung và kết luận: GD và ĐT có vai
trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và
truyền bá văn minh nhân loại; là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người.
1. Chính sách giáo dục và
đào tạo
a/ Nhiệm vụ của giáo dục và
đào tạo
– GV hỏi: Dựa vào SGK, em hãy cho biết
GD và ĐT có nhiệm vụ gì?
– HS trả lời:
– GV nhận xét và ghi bảng:
Nhiệm vụ của giáo dục và đào
tạo:
– GV dẫn dắt HS cùng phân tích những
nhiệm vụ của GD và ĐT.
– GV hỏi: Em hiểu thế nào là dân trí? Vì sao
phải nâng cao dân trí?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung:
+ Dân trí là trình độ hiểu biết chung của
người dân, tỷ lệ biết đọc, biết viết.
+ Phải nâng cao dân trí vì toàn dân phải hiểu
biết mới có thể góp phần xây dựng đất nước
phát triển, đổi mới, hoà nhập với thế giới. Mặt
khác trình độ dân trí cao sẽ làm cho con người
nhận thức đúng đắn về những chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ví dụ: Trong thời gian đô hộ nước ta, khoảng
cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã thực hiện
các chính sách nô dịch về văn hóa để phục vụ
cho công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam,
trong đó có chính sách ngu dân về giáo dục.
+ Nâng cao dân trí;
+ Đào tạo nhân lực;
+ Bồi dưỡng nhân tài.
Đó là chính sách:
+ Hạn chế giáo dục, tạo rào cản để mọi
người khó tiếp cận giáo dục (tăng học phí,…);
+ Hạn chế thông tin, toàn bộ thông tin, nhất
là báo chí phải được kiểm duyệt trước khi
đăng. Tăng cường đưa các thông tin về lối
sống hưởng thụ, tiêu sài, ăn chơi trụy lạc. Hạn
chế các thông tin về tình hình đất nước, dân
tộc;
+ Bày ra các lễ lạc, hội hè để ăn chơi, đàn
đúm nhưng lại nhân danh mục đích văn hóa,…
=> Hậu quả:
+ Người dân trở nên cuồng tín, ngu xuẩn.
giúp chính quyền dễ cai trị. Làm cho kinh tế xã hội, văn hóa chậm phát triển, tụt hậu.
+ Mất nhân tính: trộm cướp, giết người,…
+ Không biết gì về công lý, công bằng: chấp
nhận bị chà đạp, bị đối xử bất công,…
+ Hám danh, hám lợi.
+ Mất hết tình yêu đối với quê hương, tổ
quốc.
=> Sau khi giành được độc lập, phong trào
xóa nạn mù chữ trong toàn dân bình dân học
vụ được phát động ngày 8/9/1945 với nhiệm
vụ xóa mù chữ cho nhân dân, thông qua đó để
khơi thông trình độ dân trí cho đồng bào.
– GV hỏi: Theo em đào tạo nhân lực là gì?
Vì sao phải đào tạo nhân lực?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung:
+ Đào tạo nhân lực là đào tạo đội ngũ người
lao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhà
quản lý có tay nghề nhằm nâng cao chất lượng
lao động để thúc đẩy sự phát triển của đất
nước.
+ Phải đào tạo nhân lực vì: Con người là yếu
tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì con người vẫn
đứng ở vị trí trung tâm. Quan tâm đến sự phát
triển của của con người sẽ góp phần đảm bảo
cho sự phát triển của đất nước, vì quá trình
phát triển nguồn nhân lực là thước đo đánh giá
sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.
Ví dụ: Hệ thống các trường ĐH, CĐ, THCN
ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu
học tập của xã hội. (Hiện nay nước ta có
khoảng 553 trường ĐH, CĐ, THCN)
– GV hỏi: Bồi dường nhân tài là gì? Vì sao
phải bồi dưỡng nhân tài?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung:
+ Bồi dưỡng nhân tài là cơ chế lựa chọn, bồi
dưỡng người tài.
+ Bồi dưỡng nhân tài là việc làm cần thiết
nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất
nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém
phát triển.
Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi, thi
olympic; có chính sách hỗ trợ cho học sinh,
sinh viên giỏi đi du học theo nguồn ngân sách.
– GV chuyển ý: Để đạt được những nhiệm vụ
trên, thì đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đưa
ra những phương hướng tốt nhất, hiệu quả nhất
để có thể phát triển GD và ĐT của đất nước.
Vậy phương hướng đó là gì? Chúng ta cùng
tìm hiểu phần b) Phương hướng cơ bản để phát
triển giáo dục và đào tạo.
Hoạt động 2:
Sử dụng phương pháp
b/ Phương hướng cơ bản để
thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm để phát triển giáo dục và đào tạo
tìm hiểu phương hướng cơ bản để phát
triển giáo dục và đào.
– GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi
nhóm một phiếu học tập có ghi câu hỏi, yêu
cầu cho các nhóm. Thời gian thảo luận là 5
phút.
Câu 1:
+ Em hãy tóm tắt những phương hướng cơ
bản để phát triển giáo dục và đào tạo.
+ Theo em, làm thế nào để nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo? Cho ví
dụ.
Câu 2:
+ Thế nào là mở rộng quy mô giáo dục? Cho
ví dụ.
+ Theo em, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên
đầu tư cho giáo dục như thế nào?
Câu 3:
+ Đảng và Nhà nước đã thực hiện công
bằng trong giáo dục như thế nào? Cho ví dụ
+ Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các
thí sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,
vùng nông thôn, con thương binh, con liệt sĩ
trong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo em,
điều đó có ảnh hưởng đến nguyên tắc mọi
công dân được đối xử bình đẳng về quyền và
cơ hội học tập không?
Câu 4:
+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là gì? Cho
ví dụ.
+ Nước ta hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo với những nước nào?
– HS thảo luận và trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Nhóm 1:
* Những phương hướng cơ bản để phát triển
giáo dục và đào tạo:
+ Nâng cao chất lượng, hiệu
quả của giáo dục và đào tạo;
+ Mở rộng quy mô giáo dục;
+ Ưu tiên đầu tư cho giáo dục;
+ Thực hiện công bằng, xã hội
trong giáo dục;
+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo
dục;
+ Tăng cường hợp tác quốc tế
về GD&ĐT.
* Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo:
+ Giáo dục toàn diện;
+ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học;
+ Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý;
+ Có chính sách đúng đắn trong việc phát
hiện, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhân tài.
Ví dụ:
+ Cải cách đổi mới phương án tổ chức các kì
thi tuyển sinh để phân loại thí sinh được tốt
hơn.
+ Đổi mới nội dung, chương trình, phương
pháp giáo dục để phù hợp với sự biến đổi của
xã hội và thế giới.
+ Dừng tuyển sinh một số ngành đào tạo tiến
sĩ, thạc sĩ, đại học để nâng cao chất lượng giáo
dục.
Nhóm 2:
* Mở rộng quy mô giáo dục: Mở rộng quy
mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo
dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và TCCN.
Ví dụ:
+ Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo để
nâng cao tỉ lệ sinh viên trong 1 vạn dân.
+ Mở thêm các ngành nghề mà xã hội đang
cần.
+ Đa dạng hóa các hình thức, loại hình đào
tạo để phù hợp với điều kiện của từng nhóm
dân cư.
* Ưu tiên đầu tư cho giáo dục như:
+ Huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo
dục và đào tạo;
+ Ưu tiên ngân sách cũng như tài trợ quốc
tế, những khoản vay ODA hoặc FDI và các
nguồn tà trợ khác cho giáo dục (hiện nay nhà
nước ưu tiên khoảng 20% tổng chi ngân sách
đầu tư cho giáo dục);
+ Xây dựng cơ sở vật chất cho các trường
học;
+ Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà
trường.
Nhóm 3:
* Thực hiện công bằng trong xã hội trong
giáo dục:
+ Đảm bảo học tập là quyền và nghĩa vụ của
mọi công dân;
+ Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ
hội học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
* Những quy định trên không ảnh hưởng tới
nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình
đẳng về quyền và cơ hội học tập mà ngược lại
nó phản ánh phương hướng thực hiện công
bằng xã hội trong giáo dục, nhằm tạo điều kiện
cho các đối tượng khó khăn tiếp cận cơ hội để
vươn lên trong học tập.
Nhóm 4:
* Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục:
Đa dạng hóa các loại hình trường và các hình
thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp
ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời
của nhân dân.
Ví dụ:
+ Loại hình trường: Công lập, dân lập, bán
công, tư thục.
+ Các hình thức GD: Chính quy, từ xa, tại
chức, trực tuyến.
* Nước ta hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo với các nước: Hoa Kỳ,
Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Hà
Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, v.v.
– GV chuyển ý: Để góp phần thực hiện tốt
chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng và
Nhà nước, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường, các em cần phải có trách nhiệm gì,
chúng ta cùng tìm phần c) Trách nhiệm của
học sinh đối với chính sách giáo dục và đào
tạo.
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp
c) Trách nhiệm của học sinh
thuyết trình, đàm thoại để tìm hiểu trách đối với chính sách giáo dục và
nhiệm của học sinh đối với chính sách giáo đào tạo
dục và đào tạo.
– GV hỏi: Để thực hiện tốt chính sách
GD&ĐT của Đảng và Nhà nước, là một học
sinh phổ thông em cần phải làm gì?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, kết luận:
+ Bồi dưỡng tinh thần học tập
thường xuyên, học tập suốt đời;
+ Tìm kiếm và lựa chọn
phương pháp học tập phù hợp,
hiệu quả;
+ Học tập mọi lúc, mọi nơi và
bằng mọi hình thức để không
ngừng nâng cao trình độ học
vấn;
+ Có kiến thức vững chắc và
định hướng nghề nghiệp đúng
đắn, phù hợp với bản thân.
4. Củng cố: Tổ chức trò chơi
GV chia lớp thành 4 nhóm để tham gia trò chơi: Các em hãy ghi những câu ca
dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến giáo dục và đào tạo ?
GV chia bảng thành 4 phần bằng nhau, từng thành viên của 4 nhóm lên bảng viết
trong vòng 3 phút; nhóm nào ghi được nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan
đến giáo dục và đào tạo nhất sẽ thắng.
Gợi ý:
+ Học, học nữa, học mãi.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.
+ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
+ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
+ Chẳng cấy lấy đâu ra thóc, chẳng học lấy đâu biết chữ.
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
+ Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
+ Người không học như ngọc không mài.
+ Tiên học lễ, hậu học văn.
+ Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.
+ Học một biết mười.
+ Ăn vóc học hay.
+ Có cày có thóc, có học có chữ.
+ Có học, có khôn.
+ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
+ …
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học sinh làm câu hỏi, bài tập 1,2 tr.109 SGK.
Học bài và đọc trước nội dung tiếp theo của bài học, 2. Chính sách khoa học và
công nghệ.
6. Nhận xét, đánh giá tiết học
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..