Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (Liên hệ bản thân)

Dưới góc độ triết học, vật chất và ý thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Dưới góc nhìn của Luật Minh Khuê, Luật Minh Khuê sẽ đưa ra quan điểm của mình về mối quan hệ này

 

1. Khái niệm vật chất và ý thức

Theo định nghĩa của Lê Nin thì vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ một thực tại khách quan được đem lại cho con người cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại mà không lệ thuộc vào cảm giác.

Ý thức chính là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến, sáng tạo. Ý thức có mỗi quan hệ hữu cơ và vật chất. Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện phong phú và đa dạng. Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế. Ý thức cũng có thể tạo ra những ảo tưởng, những lý thuyết khoa học và lý thuyết trừu tượng có tính khái quát cao. Ý thức cũng chính là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.

 

2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

2.1. Vật chất quyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất là cái có trước, ý thức có sau, chính vật chất sinh ra ý thức và vật chất quyết định ý thức. Ý thức chính là sản phẩm vật chất, được tổ chức nên bộ não của con người. Do đó, chỉ có con người mới có ý thức và con người chính là kết quả của quá trình phát triển thế giới vật chất, và là sản phẩm từ thế giới vật chất. Ý thức thể hiện thể giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan, nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.

Ví dụ; Cá nhân A sinh sống ở vùng sâu. vùng xa không có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, việc tiếp cận còn nhiều hạn chế, cũng như khi đi học thì A cũng thiếu đội ngũ giáo viên giảng vậy. Tức là về điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng nên cá nhân A không có kiến thức, hiểu biết nhiều về các sản phẩm công nghệ thông tin, thậm chí không biết sử dụng. Tuy nhiên, đối với cá nhân B – sống ở Thủ đô, từ nhỏ cá nhân B có cơ hội học tập, tiếp cận với các công nghệ thông tin hiện đại, có cha mẹ cũng như thầy cô chỉ dạy, vì vậy cá nhân B dễ dàng sử dụng và tiếp cận các công nghệ thông tin dù là những công nghệ mới nhất. Như vậy, có thể thấy điều kiện vật chất sẽ quyết định ý thức. 

Ví dụ 2: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ “có thực mới vực được đạo” ý là vật chất quyết định nhận thức của con người. Khi con người không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó hoạt động. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất. 

Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất: Định nghĩa vật chất của V.I Lê Nin đã hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan – xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan. Định nghĩa vật chất của V.I Lenin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội – đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các mối quan hệ vật chất xã hội giữa người với người. Nó còn tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo ra nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước hết là các vấn đề về sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất vật chất, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật khách quan của lịch sự và hoạt động có ý thức của con người.

 

2.2. Ý thức quyết định vật chất

Trong mối quan hệ với vật chất thì ý thức hoàn toàn có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi ví ý thức chính là ý thức của con người, ý thức chín là sự phản ánh thế giớ vậ chất vào trong đầu óc của con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, ý thức không lệ thuộc máy móc vào ý thức.

Nhờ vào các hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra những “sản phẩm tự nhiên khác” phục vụ cho hoạt động cuộc sống của con người. Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Khi xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức lại vô cùng quan trọng. Khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, vai trò của tri thức khoa học, cử tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.

Ví dụ: Hiểu được tính chất vật lý của thép chế tạo máy như:

– mật độ của thép: 1,85 kg/vm3

– Hệ số co giãn nhiệt: 12,2

– Độ dẫn nhiệt: 42,6 w

– Nóng chát ở môi trường nhiệt độ trên 1000 độ C. Do đó, thay vì thực hiện các phương pháp thủ công như trước kia thì con người đã đầu tư, sản xuất ra được những nhà máu gang thép để sản xuất ra các  máy móc, sản phẩm với đủ mọi loại kích cỡ.

Ví dụ 2: Khi ở nhiệt đố 0 độ C thì nước đông thành đá, do đó con người muốn uống nước đá đã cung cấp một nhiệt  độ vừa đủ để nước chuyển từ trạng thái lỏng, sang trạng thái rắn (nước đá).

Thường thì sự tác động của ý thức đối với vật chất sẽ diễn ra theo hai hướng:

– Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ tác động lực thúc đẩy vật chất phát triển như hai vị dụ trên có thể thấy được rằng ý thức đang tác động tích cực đến vật chất.

– Tiêu cực: Khi phản ánh sai lệnh hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất. 

 

3. Ý nghĩa của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa nhất định và quan trọng như:

– Phải biết dựa vào những quy luật khách quan để có thể xác định đúng đắn mục tiêu, kế hoạch, biết tìm và vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra một cách tối ưu.

– Khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí; bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực…đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay.

– Con người muốn ngày càng phát triển, tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì mới phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình trong việc tìm tòi, sáng tạo cái mới, bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng;

– Giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy, một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này. Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lao động; 

Trên đây là sự tổng hợp, phân tích của Luật Minh Khuê đối với vấn đề “mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức”. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, mời bạn đọc liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6162 của Luật Minh Khuê để được giải đáp và hỗ trợ. Cảm ơn sự quan tâm của Quý bạn đọc.