Vì Sao Mưa Nhiều Giun Đất Lại Chui Lên Mặt Đất

5/5 – (1 bình chọn)

Vì Sao Mưa Nhiều Giun Đất Lại Chui Lên Mặt Đất

Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

Vì Sao Nói Giun Đất Là Bạn Của Nhà Nông

Người ta nói giun đất là bạn của nhà nông bởi vì các lợi ích mà chúng mang lại cho đất đai.

Giun đất có đặt tính là sống trong đất và ăn thức ăn là các chất bã hữu cơ có trong đất. Nó ăn những chất hữu cơ khó phân hủy và thải phân ra ngoài môi trường.

Phân của giun chứa nhiều thành phần hữu cơ, vi lượng rất tốt cho cây trồng. Phân của giun góp phần tăng độ phì nhiêu trong đất, cải tạo hàm lượng chất dinh dưỡng đất.

Đồng thời, đặc tính đào bới đi tìm thức ăn trong đất cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tơi xốp đất. Giun làm cho đất tươi xốp khi di chuyển. Giúp cho đất thông thoáng hơn, cây tiếp cận được nhiều chất khoáng hơn, phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, giun còn ăn những sinh vật gây hại cho cây. Đồng thời giun cũng có thể dùng làm thức ăn cho gia cầm như gà, vịt,….

Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Tiết chất nhầy làm mềm đất . Phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

Cấu Tạo Ngoài Của Giun Đất

Cơ thể dài, màu nâu thẫm, có nhiều đốt. Cơ thê phân đốt có: miệng, đai sinh dục, lỗ sinh dục cái, lỗ sinh dục đực, hậu môn, vòng tơ.

Tại Sao Cơ Thể Giun Đất Có Màu Phớt Hồng

Vì giun đất có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da. Để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.

Đây là một phần kiến thức sinh học lớp 7. Chúc các bạn học tốt!