Vết bỏng bị phồng nước – chữa đúng cách kẻo nhiễm trùng!

Vết bỏng bị phồng nước khiến bạn lo lắng không biết xử lý ra sao. Nếu chăm sóc điều trị hợp lý, vết bỏng sẽ nhanh lành. Ngược lại, chăm sóc không tốt sẽ khiến vết bỏng bị nhiễm trùng và nguy cơ để lại sẹo rất cao. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

☛ Tìm hiểu trước: Tổng quan về bỏng!

Khi nào vết bỏng có bọng nước?

Bỏng là tai nạn thường gặp hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng như bỏng nhiệt (bỏng bô xe máy, bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi,…) hay bỏng hóa chất (acid, base,…). Dù bất kỳ nguyên nhân nào gây bỏng thì thường để lại tổn thương da với các mức độ khác nhau. Thông thường, bỏng chia ra làm các mức độ như sau:

  • Bỏng độ 1: Tổn thương da ở lớp ngoài cùng. Đặc trưng bởi tình trạng đỏ, đau và thường không xuất hiện phồng rộp.
  • Bỏng độ 2: Tổn thương lan xuống tầng biểu bì bên trong. Bỏng độ 2 đặc trưng bởi sự xuất hiện của các bọng nước, nốt phồng rộp, vùng da tổn thương đỏ lên và rất đau.
  • Bỏng độ 3: Tổn thương nặng hơn so với 2 mức độ trên, thường không đau, vùng da tổn thương chuyển sang màu nâu sạm, có thể ảnh hưởng đến gân và xương.

Khi nào vết bỏng có bọng nước? 1

Vết bỏng phồng rộp có biểu hiện là một lớp da chết (hoại tử vết thương do tác dụng của nhiệt độ) bao phủ trên một vùng bị bỏng của cơ thể để bảo vệ vùng da tổn thương bên trong. Các bọng nước có thể hình thành từ vết bỏng từ nhẹ đến nặng, nhưng đặc trưng nhất là khi bạn bị bỏng mức độ 2. Khi xuất hiện vết bỏng nước, bạn cần giữ cho vết bỏng không bị vỡ và chăm sóc thật cẩn thận tránh nhiễm trùng.

Cách xử lý khi vết bỏng bị phồng nước

Xử lý vết bỏng bắt đầu xuất hiện bọng nước

Khi gặp vết bỏng phồng rộp, bạn nên thực hiện các bước sơ cứu dưới đây để giúp ngăn ngừa hình thành vết bỏng phồng rộp lớn hơn, đồng thời giúp vết bỏng mau lành và không để lại sẹo.

Bước 1: Bạn cần ngâm vùng da bỏng trong nước mát hoặc xả trực tiếp nước mát lên vết bỏng (không xả nước quá mạnh để tránh làm vỡ bọng nước). Lưu ý không nên ngâm trong nước quá lạnh, nhiệt độ nước thích hợp khoảng 16 – 20oC và ngâm trong thời gian từ 15 – 20 phút.

Bước 2: Nhẹ nhàng rửa vết bỏng bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để làm sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt da. Dung dịch rửa vết thương Nacurgo có khả năng sát khuẩn mạnh mà lại vô cùng an toàn nên rất phù hợp với vùng da bị bỏng. Tránh sử dụng các dung dịch có tính sát trùng mạnh như nước oxy già hoặc cồn y tế bởi các dung dịch này có thể gây vỡ bỏng nước.

Xử lý vết bỏng bắt đầu xuất hiện bọng nước 1

Bước 3: Thấm khô vùng da tổn thương bằng khăn sạch. Sau đó bạn có thể dùng Màng sinh học bảo vệ tổn thương Nacurgo (chai vàng) để che chắn vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng. Bạn chỉ cần ấn nhẹ van, xịt vài nhát trực tiếp lên vết bỏng sao cho dung dịch Nacurgo sau khi khô tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vùng da tổn thương.

☛ Tham khảo thêm: Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?

Xử lý vết bỏng đã bị vỡ bọng nước

Vết bỏng bị phồng nước khi vỡ thường đem lại cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh, cần chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu bạn vô tình làm vỡ bọng nước, đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

Bước 1: Rửa vết thương nhẹ nhàng với Dung dịch rửa vết thương Nacurgo (chai xanh), chú ý không làm vết phồng lan ra rộng hơn.

Bước 2: Tiệt trùng kéo hoặc bấm móng tay trong nước sôi khoảng 10 phút. Dùng kéo hay bấm móng tay vừa tiệt trùng cắt bỏ vùng da chết. Không nên cắt quá sát tránh ảnh hưởng đến vùng da lành xung quanh.

Bước 3: Lấy một lượng thuốc mỡ kháng sinh vừa đủ thoa lên vết bỏng để tránh nhiễm trùng.

Bước 4: Sử dụng dung dịch Nacurgo màng sinh học (chai vàng) để đảm bảo vết bỏng luôn sạch sẽ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và chất độc hại ngoài môi trường.

Xử lý vết bỏng đã bị vỡ bọng nước 1

Lưu ý: Nếu vết bỏng bị vỡ bọng nước ngày càng đau, sưng tấy, xuất hiện mủ, có mùi hôi, đồng thời kèm theo tình trạng sốt, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời vì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng.

☛ Chi tiết hơn đọc trong bài viết: Vết bỏng phồng nước bị vỡ xử lý thế nào?

Tuyệt đối tránh điều sau nếu không muốn vết bỏng phồng da bị nhiễm trùng!

Chườm đá lạnh lên vết bỏng

Dùng đá lạnh chườm lên vết bỏng để giúp nhanh chóng hạ nhiệt vùng da bỏng là hoàn toàn sai lầm. Vùng da bỏng tiếp xúc đột ngột với đá lạnh sẽ gây tình trạng bỏng lạnh. Kết quả là tế bào da bị đông cứng, hoại tử đan xen với tổn thương do bỏng trước đó khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

Sử dụng nước đá có thể làm giảm đau rát rất nhanh bởi nó làm tê liệt tạm thời dây thần kinh mất cảm giác đau. Tuy nhiên, nó khiến thời gian điều trị trở nên lâu hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu xí.

Chọc vỡ bọng nước

Vùng da bao phủ vết bỏng có tác dụng ngăn ngừa tác hại của vi khuẩn vào sâu bên trong, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu chọc vỡ bọng nước mà không vệ sinh đúng cách đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân độc hại ngoài môi trường xâm nhập vào vết bỏng.

Chọc vỡ bọng nước 1

Vì vậy, bạn cần giữ bọng nước càng lâu càng tốt, chú ý tránh va quệt làm vỡ bọng nước. Thêm vào đó, bạn cũng nên mặc quần áo rộng để hạn chế tiếp xúc với vùng da bỏng.

Bôi dầu, bơ lên vết bỏng

Nhiều người vẫn nghĩ thoa dầu ăn, dầu oliu, bơ,… lên vết bỏng sẽ giúp vết bỏng mau lành và không để lại sẹo. Thực tế là dầu, bơ có tác dụng giữ nhiệt sẽ khiến vết bỏng lâu lành hơn. Nếu tình trạng giữ nhiệt kéo dài trong một thời gian có thể làm cho tổn thương xâm lấn sâu hơn, dễ hình thành sẹo sau bỏng.

Bôi nước mắm, nước tương trị bỏng

Nhiều người truyền tai nhau sử dụng nước mắm, nước tương sẽ giúp chữa lành vết bỏng. Tuy nhiên, bôi nước mắm nước tương lên vết bỏng không hề an toàn như bạn nghĩ. Đã có trường hợp nhập viện do nhiễm trùng vết thương khi bôi nước mắm trị bỏng nước sôi.

Nước mắm, nước tương là những thực phẩm chứa hàm lượng muối rất cao và có thể gây bào mòn da. Thoa nước mắm, nước tương lên nốt phồng nước có thể làm vỡ nốt phồng và làm vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, bạn tuyệt đối không thoa nước mắm, nước tương trị bỏng.

Dùng bông đắp lên vết thương

Dùng bông đắp lên vết thương 1

Sử dụng bông gòn thấm khô vết bỏng, hoặc thấm dịch chảy ra khi vô tình làm vỡ nốt phồng rộp là điều không nên làm. Nguyên nhân vì sử dụng bông gòn có thể làm dính bông lên vết bỏng. Đặc biệt là nếu bông gòn không được bảo quản kỹ lưỡng thì sẽ rất dễ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thời gian điều trị bỏng.

Bôi kem đánh răng lên vết bỏng

Tính the mát của kem đánh răng làm nhiều người lầm tưởng rằng nó có thể làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Thực chất, thành phần của kem đánh răng có chứa kiềm. Nếu trong điều kiện bỏng nhiệt nóng bạn thoa kem đánh răng lên vết bỏng thì sự kết hợp giữa nhiệt độ nóng và kiềm có thể gây ra tình trạng bỏng kiềm.

Bỏng kiềm khiến vết bỏng tổn thương nặng nề hơn, đồng thời kết hợp với tổn thương da do bỏng trước đó khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo mất thẩm mỹ. Đối với các trường hợp bỏng acid nhẹ thì bạn có thể sử dụng kem đánh răng bôi lên vết bỏng.

☛ Tìm hiểu thêm tại: Bị bỏng bôi kem đánh răng – Sai lầm tai hại của nhiều người

Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hoặc các loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc để giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Trị vết bỏng mau lành không để sẹo với xịt Nacurgo màng sinh học!

Hiện nay, dưới thành tựu của y học hiện đại, Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) ra đời mang đến những ưu điểm vượt trội trong chăm sóc xử lý vết thương. Ngoài công dụng che chắn, bảo vệ tổn thương phòng tránh nhiễm trùng, Nacurgo còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa sẹo sau bỏng. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của Nacurgo.

Trị vết bỏng mau lành không để sẹo với xịt Nacurgo màng sinh học! 1

✔️Thiết kế dạng xịt đem đến sự thuận tiện cho người sử dụng: Với cách sử dụng đơn giản, dễ dàng, người dùng chỉ cần ấn nhẹ van xịt trực tiếp lên vết bỏng. Thêm vào đó, Nacurgo có thiết kế nhỏ gọn, người dùng có thể đem theo bên mình khi đi học, đi làm hay đi du lịch.

✔️Giúp vết thương trở nên thông thoáng: Nacurgo khắc phục được thành công nhược điểm của các loại băng gạc y tế thông thường. Dùng băng gạc y tế gây bí bách vết thương, nhất là vết bỏng bị phồng nước, người bệnh do vô ý tì đè dễ làm vỡ bọng nước. Ngược lại, Nacurgo tạo màng sinh học “siêu thông thoáng”, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn thúc đẩy quá trình hồi phục.

✔️Công thức ưu việt giúp vết bỏng mau lành gấp 3 – 5 lần so với thông thường: Sự kết hợp các tinh chất thiên nhiên với màng sinh học Polyesteramide tạo ra công thức ưu việt trong chăm sóc bảo vệ da.

Trị vết bỏng mau lành không để sẹo với xịt Nacurgo màng sinh học! 2

➤ Màng sinh học Polyesteramide (PEA): Tạo ra lớp rào cản vật lý không thấm nước, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo, sửa chữa vết thương giúp vết bỏng nhanh lành.

➤ Tinh nghệ siêu phân tử (Nano Curcumin): Tinh chất nghệ tươi có công dụng kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, ngăn ngừa vết thâm và làm lành sẹo. Tinh nghệ được bào chế dưới kích thước nano cố định trong màng PEA giúp phân phối đều hoạt chất qua da, có tác dụng gấp 40 lần so với nghệ thông thường.

➤ Tinh chất trà xanh (Camellia Sinensis): Khoa học hiện đại đã chứng minh trà xanh có công dụng hiệu quả trong làm dịu vết thương, kích thích tái tạo, đồng thời tiêu diệt một số vi khuẩn, tẩy tế bào chết và xóa mờ sẹo hiệu quả.

✔️Giải pháp tối ưu cho vết bỏng rộng và nông: Đối với vết bỏng rộng và nông, việc băng bó, che chắn vết thương đôi khi rất bất tiện, đặc biệt là khi vết bỏng gần vị trí các khớp. Khi đó, lựa chọn dung dịch Nacurgo bảo vệ vết thương là giải pháp tối ưu hơn cả.

✔️Không lo đau đớn mỗi lần thay băng: Màng sinh học có khả năng tự phân hủy sau 4 – 5 tiếng. Sau thời gian đó, bạn chỉ cần xịt lớp mới đè lên lớp cũ mà không cần lo lắng, sợ hãi cảm giác đau đớn khi thay băng như khi sử dụng băng gạc thông thường.

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc  “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc vết bỏng bị phồng nước. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Nacurgo, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1800.6626 (miễn cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp!

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324557

https://www.nhs.uk/conditions/burns-and-scalds/recovery/

https://www.healthline.com/health/should-you-pop-a-burn-blister