Vệ sinh môi trường là gì? Quy định pháp luật về vệ sinh môi trường
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Bài viết phân tích và làm rõ khái niệm về vệ sinh môi trường cũng như phân tích các chính sách của nước ta trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, cụ thể:
Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
Luật bảo vệ môi trường (1993) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với vấn đề vệ sinh môi trường là phải bảo vệ nguồn nước, cây xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất.
1. Vệ sinh môi trường là gì?
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
2. Tầm quan trọng vệ sinh môi trường
Thứ nhất phải nhắc đến môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta
Khi con xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng số lượng tài nguyên được khai thác tăng lên càng cao để đáp độ phức tạp phát triển của xã hội.Chức năng này của môi trường là chức năng sản xuất tự nhiên:
-Rừng núi là nơi cung cấp nước với đa dạng sinh học và độ phì nhiêu cho đất đai,nguồn gỗ và củi phục vụ cho đời sống,dược liệu…vv cải thiện điều kiện sinh thái
-Các ao hồ sông ngòi cung cấp nước dinh dưỡng là nơi tồn tại phát triển cho thủy sản
-Các động thực vật cung cấp nguồn lương thực ,thực phẩm thiết yếu cho con người
-Nhiệt độ,không khí ,năng lượng mặt trời nước gió có chức năng duy trì trao đổi chất
-Các quặng dầu mỏ cung cấp nguyên liệucho hoạt động sản xuất của con người
Môi trường một không gian sống lý tưởng cho sinh vật và con người
Cuộc sống hàng ngày của con người cần một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc…vv,Như vậy môi trường đòi hỏi phải đủ tiêu chuẩn về các mặt sinh lý hóa…vv
Không gian sống của con người thay đổi liên tục theo sự phá triển của công nghệ khoa học.Như ngày nay việc xây dựng hệ thống cống rãnh để đáp ứng được sự lưu thông của nước thải sản xuất của con người để tránh phải thông tắc Cống như trước kia.
Chứa đựng chất thải đó là chức năng sống còn của môi trường
Trong quá trình phá triển con người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường và được phân hủy dưới tác động của vi sinh vật.Trong những thời kì còn chưa phát triển quá trình phân hủy chất thải đa phần là để tự nhiên,nhưng giớ đây với sự gia tăng dân số chóng mặt và vựa phá triển của khoa học kĩ thuật và đô thị hóa thì lượng rác thải không ngừng được thải ra làm cho lượng chất thải quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhiều nơi rác thải được thải ra đặc biệt là rác thải sản xuất và sinh hoạt nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải như gây ô nhiễm nguồn nước,tắc cống ngầm…vv.Để giảm được tình trạng đó chúng ta phải thu gom xử lý đúng như tại gia đình chúng ta lên thường xuyên để tránh gây tràn ứ ô nhiễm nguồn nước…vv
Môi trường là nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người
Môi trường là nơi ghi chếp lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con người trên trái đất
Cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật sống trước những thảm họa từ thiên nhiên
Là nơi gìn giữ các giá trị thẩm mỹ ,tôn giáo ,văn hóa của con người…vvv
Môi trường còn bảo vệ con người và sinh vật trước những tác động từ bên ngoài
Tóm lại môi trường là nơi mà chúng ta cần phải luôn luôn bảo vệ giữ gìn vì môi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con người sự phát triển phồn thịnh nhất.
3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững địa phương và đất nước.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình sống và hoạt động.
Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp chặt chẽ với xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đến cùng trong việc khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Không được nhập bất cứ một loài sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen nào vào địa bàn khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; bảo đảm phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
4. Chính sách pháp luật về vệ sinh môi trường của Việt nam
Những năm gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chiến lược về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như: “Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 237/1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 phê duyệt chương trình này), “Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 phê duyệt định hướng này), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 681/2013/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước thải khu vực dân cư khu công nghiệp thuộc lưu vực sông cầu đến năm 2030 v.v.
Theo các chương trình này, Nhà nước đặt ra mục tiêu đến năm 2000 nâng ti lệ người được sử dụng nước sạch ở Việt Nam lên 45%, năm 2005 khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. Mục tiêu lâu dài tới năm 2020 là xoá bỏ tình ữạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở đô thị, từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lí phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường, mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam lên tầm các nước trong khu vực. Đặc biệt, “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (Quyết định của Thủ tướng Chính phù số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 phê duyệt chiến lược này, được bổ sung trong Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg), đã đật ra mục tiêu đến năm 2010: 40% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải tập trung, 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến năm 2020 đạt 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đây thực sự là bước phát triển mạnh mẽ trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước của Nhà nước, thực hiện các chiến lược này trong thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng môi trường nước và trong tương lai sẽ bảo đảm bảo vệ, phát triển tài nguyên nước ở mức độ cao hơn nữa, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng. Đặc biệt, ttong thời gian gần đây Nhà nước đã ban hành một sổ văn bản về quản lí lưu vực sông, quản lí các hồ chứa nước phục vụ thuỷ điện, thuỷ lợi như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1757/2010/QĐ-TTg về quy trình vận hành liên hồi chứa sông Ba Hạ, sông Hĩnh, Ayun Hạ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1989/2010/QĐ- TTg ban hành danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Việc triển khai những văn bản này sẽ góp phần quan ữọng cho việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.
5. Phương pháp đảm bảo, giữ gìn vệ sinh môi trường
Giáo dục ý thức tự giác của người dân
Giúp người dân luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ ở nhà mà còn phải có ý thức đối với nơi mình sinh sống như: không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định… công việc đó cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên dọn sạch sẽ rác nơi mình sinh sống để có thể có cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.
– Tuyên truyền người dân thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường vào các buổi sinh hoạt ở nông thôn.
– Từng cá nhân và cả gia đình luôn tham gia trực tiếp các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng một môi trường nông thôn đầy văn hóa của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn (như: trồng cây xanh, chăm sóc cây, bón phân cho hoa, làm vệ sinh sân trường, lớp học, cầu thang, nhà vệ sinh,…)
– Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, cán bộ nông thôn luôn phải nhận xét đánh giá về mặt tốt, mặt chưa tốt của từng cá nhân, nhóm, tổ. Đề xuất các việc cần làm nhằm góp phần xây dựng một nông thôn ngày càng tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.
Tổ chức lao động thường xuyên và định kì
Ngay từ đầu cá bộ ở các nông thôn luôn xây dựng kế hoạch lao động, giữ gìn vệ sinh ở nông thôn. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ dân phố, phụ trách từng khu vực, từng gia đình để có thể giữ được môi trường trong sạch hơn. Các tổ dân phố vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo các lỗi và các hoạt động mà gia đình dâng làm, tổng phụ trách các hộ gia đìn không có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung cho nông thôn.
Thường xuyên vệ sinh ở gia đình
Vệ sinh nhà ở: Nhà ở là nơi sống, làm việc và nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình. Nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng dễ gây nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, kém ăn… và là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như: thấp khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, lao phổi, giun sán, hen suyễn…
Vệ sinh nhà bếp: Nhà bếp là nơi chế biến thức ăn và có thể được dùng làm nơi cả nhà quây quần trong bữa ăn
Nhà tắm: Mỗi gia đình nên có một nhà tắm hợp vệ sinh để mọi người trong gia đình tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày và tránh bị nhiễm lạnh khi tắm.Vệ sinh thôn ấp:Thôn, ấp là nơi sống và sinh hoạt của cả cộng đồng trong nôn thôn. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường sống, góp phần phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Để giữ gìn vệ sinh thôn, ấp cần: Chọn một ngày trong tuần để huy động các hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh, thực hiện khẩu hiệu “Sạch từ nhà ra ngõ”; Thu gom rác thải, phân gia súc hàng ngày để ủ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón cây, nuôi cá. Thường xuyên sửa chữa đường sá, mương rãnh thoát nước, san lấp các chỗ trũng để tránh lầy lội, đọng nước; Không phóng uế bừa bãi; Các gia đình phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Không vứt rác và xác súc vật chết xuống ao hồ, sông suối; Không thả rông gia súc, gia cầm; Giữ vệ sinh sạch sẽ nguồn nước và xung quanh nguồn nước; đồng thời cộng đồng chung tay truy diệt lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết và tích cực hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
– Đối với đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị, xây dựng khu chung cư: Đối với các loại đất này, các chủ thể sử dụng đất cần tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh môi trường và theo hướng cảnh quan hiện đại.
+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch.
Luật Minh Khuê (biên tập)