Vành Đai 3 – Cập nhật tiến độ, quy hoạch đường Vành Đai mới
Hệ thống các tuyến đường Vành Đai có vai trò rất quan trọng trong vấn đề cải thiện giao thông. Chính vì thế nhà nước cũng đang ráo riết thực hiện nhiều dự án đường Vành Đai. Hiện tại đường Vành Đai 2 đã đi vào hoạt động. Và gần đây nhất nhà nước cũng đã thông qua đề nghị đầu tư tuyến đường Vành Đai 3. Theo đó, nguồn vốn chính là trợ cấp ODA từ Hàn Quốc.
Thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã đem lại sự huệ lụy về sự quá tải của hạ tầng. Khi tốc độ tăng dân số tại thành phố tăng vượt mức. Vấn đề về sức ép về giao thông, kẹt xe, tắc nghiễn, tai nạn giao thông ngày càng tăng. Cùng với đó sự xuống cấp trầm trọng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũ. Đang gây nhiều khó khăn cho việc phát triển đô thị hóa nhanh chóng. Chính vì thế bài toán về hạ tầng, đặc biệt giao thông luôn được chú trọng nhiều.
QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3
Tuyến đường Vành Đai 3 tăng tính kết nối giao thông thành phố. Đặc biệt khi đi qua tới 4 tỉnh và 8 quận huyện khác nhau. Tuyến đường này bao quanh thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Tây Bắc tiếp giáp với quận 12 và Bình Dương, phía Đông xuyên qua quận 9 và tiếp giáp với Đồng Nai, Nhơn Trạch. Tuyến đường này tăng tính kết nối thuận tiện giữa các tỉnh khu Nam. Giúp rút ngắn thời gian và quãng đường di chuyển cho tất cả hoạt động từ kinh tế đến hạ tầng. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế có sự thay đổi nhờ hạ tầng. Mặt khác, dự án còn tăng tính liên tục và kết nối các khu công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển vệ tinh xung quanh lỗi trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
4 giai đoạn triển khai tuyến đường Vành Đai 3
- Đoạn 1: Nhơn Trạch – Đồng Nai – Tân Vạn – Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 26,3 km, quy mô giai đoạn 1 gồm 4 làn xe chạy, giai đoạn 2 làm 8 làn xe lưu thông. (Hiện chưa được đầu tư)
- Đoạn 2: Mỹ Phước – Tân Vạn có tổng chiều dài 16,3 km hiện đã được tỉnh Bình Dương đầu tư.
- Đoạn 3: Quy mô gồm 6 làn xe lưu thông đi qua Bình Chuẩn, Bình Dương – quốc lộ 22 – thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài 17,5km (chưa được đầu tư).
- Đoạn 4: quốc lộ 22, thành phố Hồ Chí Minh – huyện Bến Lức, Long An dài 29,2km, quy mô 8 làn xe lưu thông (chưa được đầu tư).
TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI MỚI NHẤT DỰ ÁN VÀNH ĐAI 3
UBND 4 tỉnh Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường Vành đai 3. Giai đoạn 2021 – 2025 tiến hành đoạn đường từ Bình Chuẩn (Bình Dương) – quốc lộ 22 (TP.HCM) và đoạn quốc lộ 22 – Bến Lức (Long An). Công tác chuẩn bị cho việc giải phóng mặt nhanh chóng để đẩy tiến độ thực hiện dự án, thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2019 – 2020 , tiếp đó sẽ thực hiện bước thiết kế kỹ thuật. Dự kiến công trình được thi công vào năm 2021 và hoàn thành năm 2024.
ĐẦU TƯ ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 TỪNG BƯỚC TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ
- Đoạn 1 Nhơn Trạch – Tân Vạn góp phần giảm tải sức ép giao thông khu vực cảng Cát Lái, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây(đặc biệt ngy nút giao thông An Phú Mai Chí Thọ và tuyến cao tốc). Trong những giờ cao điểm đường xa lộ Hà Nội và nút giao thông An Phú luôn trong tình trạng quá tải. Đây có thể là bước ngoặc cải thiện mạnh mẽ hạ tầng giao thông khu Đông thành phố.
- Đoạn 2 với tổng chiều dài 16km đi qua địa phận tỉnh Bình Dương, phân đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn làm tăng kết nối lưu thông từ phía Đông lên phía Bắc và phía Tây Sài Gòn.
- Đoạn 3 là tuyến đường đóng vai trò kết nối toàn bộ 5 tỉnh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và Long An, đặc biệt làm giảm lưu lượng giao thông trên quốc lộ 1 và nút giao thôn An Sương.
- Đoạn 4 kết nối với cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cao tốc Bến Lức Long Thành, với cao tốc TP.HCM Mộc Bài, Tây Ninh.
HƠN 31,000 TỶ ĐỒNG KHÉP KÍN VÀNH ĐAI 3 ĐOẠN TP.HCM
Mới đây, công ty Cửu Long đã trình bộ GTVT vấn đề xúc tiến khép kín đường Vành Đai. Theo đó, sẽ ưu tiên khép kín ba đoạn dài 65 km thuộc dự án Vành đai 3 TP HCM. Đoạn vành đai từ Tân Vạn – Nhơn Trạch có 2 dự án thành phần. Thành phần 1 có 2 đoạn 1A và 1B có tổng ngân sách dự kiến khoảng 9,300 tỷ đồng. Phần còn lại có tổng chiều dài 65 km sẽ được ưu tiên triển khai trong 2021 – 2025.
- Đoạn 1A bắt đầu từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Có tổng chiều dài 8,7 km.
- Đoạn 1B bắt đầu từ cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao trạm 2 xa lộ Hà Nội. Tổng chiều dài 9km.
Dự án thành phần 2 gồm hai đoạn 2A và 2B, tổng vốn đầu tư dự kiến 6,700 tỷ đồng. Nguồn vốn được vay từ quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) ~ 125 triệu USD. Phần còn lại là vốn đối ứng từ Chính Phủ Việt Nam. Giai đoạn đầu, các tuyến đường được quy hoạch từ 13 – 20,5m. Quy mô gồm 4 làn xe. Tiếp giai đoạn 2 sẽ mở rộng lộ giới lên từ 54,5 đến 74,5m. Quy mô gồm 8 làn xe, tốc độ từ 100 km/h.
- Đoạn 2A có tổng chiều dài 5 km. Bắt đầu từ đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành đến Tỉnh lộ 25B thuộc tỉnh Đồng Nai
- Đoạn 2B dài hơn 11 km. Từ nút giao Lê Văn Việt quận 9 đến đường Mỹ Phước – Tân Vạn
DỰ ÁN THÀNH PHẦN 3,4
Dự án thành phần 3 đoạn Bình Chuẩn Thuận An đến quốc lộ 22, huyện Hóc Môn. Tổng chiều dài 19 km, vốn đầu tư 11.700 tỷ đồng. Giai đoạn 1, được xây dựng với lộ giới 24,5m, quy mô cho 4 làn xe chạy. Giai đoạn hai mở rộng đường từ 67m – 74m, quy mô cho 6 – 8 làn xe chạy, vận tốc 100 km/h.
Dự án thành phần 4 bắt đầu từ khu công nghiệp Tân Hiệp, quốc lộ 22 huyện Hóc Môn và kết thúc tại cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Bến Lức. Tổng chiều dài 29 km, vồn đầu tư 12.637 tỷ đồng. Giai đoạn 1, lộ giới từ 24,5 m, 4 làn xe với vận tốc 100 km/h và hai làn dừng khẩn cấp. Giai đoạn 2 mở rộng mặt đường lên 67m, 6 làn xe và làm đường song hành.
MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN MỚI CHO ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3
Tổng công ty Cửu Long đề xuất phương án gộp các dự thành phần 2A, 2B thành một. Đường Vành đai 3 TP HCM mang vai trò quan trọng, then chốt của quốc gia. Mang ý nghĩa lớn giúp kết nối vùng và phát triển kinh tế cho toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến đường điều tiết hoạt động giao thông đô thị và kết nối các tỉnh phía Nam nhanh chóng.
Cùng với dự án Vành đai 3, UBND TP HCM đang trình Bộ GTVT về sớm xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Dự kiến có tổng chiều dài gần 200 km. Bắt đầu từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM. Dự kiến vốn đầu tư tầm 99.000 tỷ đồng. Dự án đường Vành Đai 3 và Vành Đai 4 đã được duyệt quy hoạch 10 năm trước. Đến nay vấn chưa được đầu tư đồng bộ, kinh tế – xã hội các tỉnh phía Nam đang bị ảnh hưởng.