Vàng da ở trẻ sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ
Vàng da sinh lý hết sau 10 ngày đối với trẻ sinh đủ tháng và 14 ngày đối với trẻ sinh thiếu tháng. Bé bú sữa mẹ có thể bị vàng da do sữa mẹ, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ bị kéo dài hơn. Hiện tượng đỏ mặt khi rặn đi cầu và khi giật mình không cần điều trị. Khi bé khoảng 3- 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu hoạt động lưỡi nhiều hơn, cử động miệng nhiều hơn. Bé có thể ham vui, ham nói chuyện nên không tập trung khi bú. Bạn nên chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú và thử đổi cỡ (size) núm vú to hơn để sữa xuống nhanh hơn vì sữa xuống chậm cũng sẽ làm bé chán.
Xin chào các bác sĩ, em có một số thắc mắc như bên dưới hy vọng nhận được tư vấn của bác sĩ, e chân thành cảm ơn! 1. Em sanh mổ 37w1d bé trai 2.7kg, sau sinh 4 ngày bé bị vàng da sinh lý bác sĩ cho uống vitamin D mỗi ngày 1 giọt, đến giờ đã 3 tuần sao em thấy bé vẫn còn vàng da, có cách nào cải thiện để bé hết hẳn không ạ? Vàng da sinh lý bao lâu thì hết ạ? 2. Từ lúc 10 ngày tuổi, tự nhiên bé hay rặn đỏ mặt tía tai, đặc biệt là lúc đi ị, nhưng bé vãn ị đều ngày 6 7 lần chứ k phải táo báo và phân tốt, hoặc lúc bé đói, ngủ giật mình cũng bị đỏ mặt cả lên. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là sao ạ và cải thiện như thế nào ạ? 3. Vài ngày trở lại đây bé hay thè lưỡi, nhai miệng và nuốt như có thức ăn trong miệng, như vậy có bị làm sao không bác sĩ? 4. Do bé k chịu ti mẹ nên e toàn vắt sữa ra bình cho bé bú, lúc đầu trộm vía bé bú ngoan 1 lèo có thể đến 70 80ml sữa mẹ, nhưng mấy ngày gần đây e vẫn lấy 80ml sữa bé chỉ bú đến 30 40 ml thôi thì lại ư e đỏ cả mặt, nhưng khi đút núm vú vào thì bé lại nút rất nhanh như đang đói, chỉ nút 2 3 cái lại lè ra và ư e, cứ như vậy lập đi lập lại hoài. Nên bé k bao giờ bú no được, bác sĩ cho em hỏi bé bị làm sao và khác phục thế nào ạ? Em cảm ơn.
Các dấu hiệu bạn mô tả có thể gặp ở trẻ bình thường. Tuy nhiên, do con bạn có nhiều yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh như ngạt, vàng da nặng nên cần phải theo dõi phát triển tâm lý và vận động đến 2 tuổi. Bạn có thể so sánh sự phát triển của bé với các mốc phát triển bình thường (có trong sổ sức khoẻ trẻ em) hoặc đưa bé đến theo dõi định kỳ tại chuyên khoa thần kinh.
Bạn không cho biết đơn vị của định lượng men G6PD nên khó trả lời. Bạn nên cho bé khám chuyên khoa sơ sinh để xác định thêm ngoài nguyên nhân thiếu men G6PD thì bé còn có nguyên nhân nào khác (viêm gan, nhiễm trùng tiểu…) làm bé bị vàng da kéo dài không. Ngoài ra, nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc chủ yếu thì có thể vàng da do sữa mẹ. Bạn có thể hâm nóng sữa mẹ đến sủi tăm, để nguội và cho bé bú. Nếu chỉ do sữa mẹ thì sau 2 ngày sẽ giảm vàng da đáng kể.
Bé có thể bị vàng da do sữa mẹ. Bạn có thể hâm nóng sữa mẹ đến khi sủi tăm, để nguội và cho bé bú. Nếu vàng da chỉ do sữa mẹ thì sau 2 ngày uống sữa mẹ hâm nóng bé sẽ hết vàng da. Sau đó, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ bình thường. Vàng da mức độ như bạn mô tả có thể không có di chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải theo dõi sự phát triển vận động và tâm lý của bé theo các mốc chuẩn để có thể can thiệp kịp thời nếu có bất thường.
Chao bs be e sinh duoc 19ngay hoi sinh ơ tư du 5ngay duoc xuat vien ve .be bi vang da phai nhap vien benh vien hoc môn chieu den 3ngay roi ve nha ket hop phoi năng nay thi be het roi .nhung sau be văng mjh qua ko biet phai vang da m be như vay ko bs ..
Tran thi kim loan – 29t tuổi
Trả lời:
Chào bạn,
Bé chưa biết lật thường có cử động vặn vẹo mình và không liên quan vàng da. Tuy nhiên, nếu bé vặn mình quá mức có thể là có bất thường về trương lực cơ, tức là gồng chi, ưỡn người chứ không phải cử động thông thường. Khi đó, mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa thần kinh.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh – Sơ sinh