Văn học viết là gì? Đặc trưng và thời kỳ phát triển văn học viết
Văn học viết hiện nay là bộ phận chủ đạo, có vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà. Trong chuyên mục dưới đây sẽ chia sẻ thông tin văn học viết là gì? Những đặc trưng và thời kỳ của văn học viết để các bạn nắm được rõ hơn.
1. Văn học viết là gì?
Văn học viết là những sáng tác bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn riêng của tác giả. Dù ra đời muộn nhưng đây là bộ phận văn học chủ đạo hiện nay và thống trị trong nền văn học nước nhà.
Văn học viết bắt đầu từ giai đoạn thế kỉ X đến nay. Trong đó bao gồm hai giai đoạn là văn học trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX còn văn học hiện đại bắt đầu từ thế kỉ XX đến nay.
Văn học viết từ xưa đến nay đều được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Trong đó, văn học chữ Hán ra đời sớm hơn từ thế kỉ thứ X, sau đó là đến thời kỳ Văn học chữ Nôm từ thế kỉ XIII. Đến khoảng đầu thế kỷ XX thì văn học chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Văn học chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ đều được viết bằng tiếng Việt.
Văn học viết thừa kế những tinh hoa từ văn học dân gian trên nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến nghệ thuật. Văn học Viết còn tác động trở lại với văn học dân gian. Các bạn có thể tham khảo một số tác phẩm như thơ Nôm, Truyện Kiều và Quốc âm thi tập, … đều có yếu tố của ca dao, tục ngữ; Truyền kì mạn lục còn mang những yếu tố truyền thuyết và cổ tích thần kỳ…
>>> Bạn có biết: Tổng hợp những câu lý luận văn học hay về văn xuôi
2. Đặc trưng văn học viết khác với văn học dân gian như thế nào?
Dưới đây là bảng so sánh đặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết để bạn đọc có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn.
Đặc trưng
Văn học dân gian
Văn học viết
Lịch sử hình thành và phát triển
Ra đời từ khi con người có nhận thức và tiếng nói.
Bắt đầu từ thế thế kỷ 9 hoặc 10 và chia làm 2 giai đoạn: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Tác giả
Được sáng tác trong dân gian và có tính truyền miệng. Nên không rõ cá nhân cụ thể nào.
Sáng tác bởi nhà văn, nhà thơ hay một nhóm làm cùng nhau.
Cách thức sáng tác và lưu truyền
Có tính truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Lưu truyền qua văn bản, chữ viết.
Nội dung và tư tưởng trong từng tác phẩm
– Phản ánh hiện thực xã hội, tự nhiên.
Thể hiện tâm tư, tình cảm và ước muốn của con người
Phản ánh hiện thực tâm lý xã hội.
Thể hiện rõ tâm tư, tình cảm và ước muốn của con người
Cách phản ánh hiện thực
Dùng lời ăn tiếng nói, với những hình ảnh mang tính biểu tượng để phản ánh hiện thực.
Dùng ngôn từ, kết hợp các biện pháp nghệ thuật cũng như ngụ ý để thể hiện được nhiều vấn đề.
3. Văn học viết trải qua mấy thời kỳ?
Văn học viết trải qua 2 giai đoạn: Văn học Trung Đại và Văn học hiện đại. Mỗi thời kỳ sẽ có những đặc trưng khác nhau, mời các bạn tìm hiểu thêm.
3.1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)
- Văn học Trung Đại là thời kỳ của văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, văn học chữ Hán là của người Hán, người Việt Nam đọc chữ Hán theo cách riêng là chữ Hán Việt. Còn chữ Nôm là chữ cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra.
- Chữ Hán được xem là cầu nối để người Việt tiếp nhận học thuyết Nho, Phật, Lão. Bên cạnh đó, còn có các quan niệm về chính trị, triết học, đạo đức, thẩm mĩ trong văn học trung đại đều chịu ảnh hưởng của học thuyết này.
- Ngoài ra, còn có những thể loại truyền kỳ, thơ Thiền Lí – Trần, tiểu thuyết chương hồi đều thuộc bộ phận văn học chữ Hán. Những nhà thơ nhân đạo, yêu nước thời trung đại gồm: Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… đều có những bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán.
- Văn học chữ Nôm hình thành từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao từ thế kỉ XVIII. Thời kỳ này của văn học Việt Nam có nhiều thành tựu quan trọng trong văn học chữ Nôm. Trong đó, có thể kể đến thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…, truyện Nôm bác học: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Phạm Tải – Ngọc Hoa, truyện Nôm bình dân Tống Trân – Cúc Hoa; một số ngâm khúc gồm: Chinh phụ ngâm khúc bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, các bài hát nói.
>>> Xem thêm: Văn học Trung Đại là gì? Thể loại, đặc điểm của Văn học Trung Đại
3.2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại, mở ra giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Đó cũng là thời điểm ra đời và phát triển nền văn học mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn học giai đoạn từ sau năm 1945 cxos những thành tựu to lớn gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân.
- Thơ mới, văn xuôi hiện thực phê phán, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đến thơ kháng chiến chống Pháp, bút ký, tiểu thuyết, truyện ngắn trong chiến tranh chống Mỹ đều là hiện tượng lớn của văn học nước ta trong thế kỉ XX.
- Sau sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, nhất là có công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, văn học hiện đại Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Trong đó có 2 đề tài lớn của văn học viết là: đề tài lịch sử ( nhất là chống Pháp, chống Mĩ) và đề tài cuộc sống, con người Việt Nam đương đại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin về văn học viết là gì? Đồng thời nắm được thời kỳ phát triển và đặc trưng của nền văn học viết. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!