Văn học dân gian là gì? Những đặc trưng cơ bản của thể loại
Văn học dân gian là thể loại văn chương dùng để miêu tả lại mọi sự sáng tạo nghệ thuật của nhân dân, chủ yếu là sự sáng tạo trên phương diện ngôn từ từ thưở xa xưa. Thể loại văn học này vừa tồn tại vừa song hành phát triển trong mọi tầng lớp xã hội. Đến nay, văn học dân gian vẫn được lưu giữ như một món ăn tinh thần vô cùng hấp dẫn và khiến nhiều người không khỏi tò mò. Để giúp giới trẻ hiểu được văn học dân gian là gì để có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ một “vật báu” của kho tàng văn chương Việt Nam, Hà My sẽ gửi đến bạn những kiến thức thú vị về thể loại này để không chỉ học tốt môn Văn trong nhà trường mà còn củng cố thêm tình yêu dành cho văn học.
1. Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là gì? Lời giải đáp thắc mắc này được chia sẻ tỉ mỉ, đầy đủ qua từng ý được phân tích dưới đây.
Thứ nhất, văn học dân gian chính là một khái niệm quen thuộc, hoàn cổ chỉ về những tác phẩm sáng tạo nghệ thuật lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, tạo thành một thể loại đặc trưng trong dòng chảy văn học nước nhà, nó len lỏi sâu sắc vào đời sống và mọi tầng lớp trong xã hội. Nghe đến cách gọi tên thể loại, văn học dân gian được ra đời từ rất lâu, theo lịch sử văn chương ghi lại thì thể loại này ra đời từ một xã hội nguyên thủy, đến nay, sức sống của nó vẫn bền bỉ và có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Khái niệm rõ nhất về văn học dân gian
Thứ hai, nhắc tới khái niệm này, người ta còn có cơ sở để nói tới hai thuật ngữ tương đương khác, đó là sáng tác nghệ thuật truyền miệng và thể loại Folklore văn học. Trong xã hội xưa, trải qua nhiều thời kỳ phát triển, văn học dân gian còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau dựa theo sự tiếp nhận, nghiên cứu của giới tri thức cũng như sự tiếp nhận từ trong chính dân chúng. Có thể kế tới những tên gọi quen thuộc như văn học bình dân, văn học truyền miệng. Tuy nhiên tới nay, hệ thống văn học Việt Nam đã thống nhất một tên gọi chính là văn học dân gian và những cái tên vừa giới thiệu cũng không còn được sử dụng nữa.
Sau khi đã hiểu bản chất văn học dân gian là gì, bạn sẽ có cơ sở quan trọng để khám phá nhiều điều liên quan tới thể loại này vừa bí ẩn vừa thú vị.
2. Tìm hiểu những chức năng có trong văn học dân gian
“Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” – Theo Standal. Đời sống có gì, văn học sẽ thể hiện điêu đó qua lăng kính nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thế nên, văn học không chỉ đơn thuần là ngôn từ, là thơ ca hò vè mà còn là một công cụ của xã hội, có chức năng góp phần lớn trong việc phản ánh và xây dựng dời sống tinh thần.
Các chức năng vốn có của thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian trong dòng chảy văn chương nhân loại, là một phần quan trọng của hệ thống văn học Việt Nam. Trong nó có những chức năng vô cùng đặc biệt, góp phần không nhỏ trong suốt hành trình cuộc sống được kiến tạo từ những thuở còn sơ khai, thậm chí chức năng của nó đã được phát huy ngay từ thuở bình minh của loài người.
Vậy bạn có tò mò đó là những chức năng gì?
2.1. Chức năng nhận thức của thể loại văn học dâ gian
Văn học dân gian gánh vác sứ mệnh lưu giữ và truyền lại các hệ thống tri thức về mọi mặt của đời sống, bao gồm cả phương diện tự nhiên và xã hội. Thông qua các bài học vừa sâu sắc lại vừa gần gũi, cứ như thế văn học dân gian trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với con người.
2.2. Chức năng giáo dục
Văn học dân gian và chức năng giáo dục sâu sắc
Văn học còn mang cả chức năng “tư duy đạo đức”. Thông qua các câu chuyện dân gian mà ẩn đằng sau mỗi câu chuyện đều là một bài học sâu sắc được đúc kết, thể loại văn học này đã rất tỉ mỉ và thành công trong việc chuyển tải tính nhân văn vào đời sống xã hội. Và cũng vì luôn chứa đựng những bài học sâu sắc ở đằng sau mỗi câu chuyện mà thể loại này có chức năng giáo dục gián tiếp đầy khéo léo và đủ tầm để mọi người dân phải suy ngẫm và học hỏi, thấm nhuẫn những bài học đó.
2.3. Chức năng thẩm mỹ
Văn học là nhân học, là hạt ngọc của đời sống. Nó chứa đựng quan niệm về thẩm mỹ phổ biến ở phạm vi cộng đồng. Do đó, văn học dân gian có khả năng làm toát lên vẻ đẹp sâu sắc về con người, đề cao vẻ đẹp giản dị trong dân gian.
2.4. Chức năng sống của văn học dân gian
Văn học dân gian mặc dù được lan tỏa trong nhân dân, ở mọi tầng lớp để thể hiện sâu sắc đời sống xã hội. Thế nhưng đối tượng mà nó gắn bó nhất chính là tầng lớp tri thức. Bên cạnh đó, những tác phẩm văn học dân gian từ khi ra đời cho đến nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân dân.
Chức năng của thể loại văn học dân gian gồm những gì?
3. Phân loại rõ các thể loại của văn học dân gian
Về việc phân loại văn học dân gian, bạn đọc có thể tiếp nhận những nội dung thông tin một cách đầy đủ và sâu sắc nhất dựa vào việc phân chia thành các cấp. Hiện nay, giới nghiên cứu văn học đã tìm hiểu sâu về dòng văn học dân gian và phân chia thành ba cấp độ: loại, thể loại và biến thể (của thể loại).
Về phần loại, có những loại sau trong văn học dân gian:
* Tự sự: để đáp ứng đa dạng nhu cầu tự sự, kể chuyện của nhân dân, văn học dân gian sinh ra rất nhiều loại trong thể loại tự sự. Trong đó dòng văn học này bao gồm ba loại chính:
– Văn xuôi tự sự gồm có sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, cổ tích, ngụ ngôn
– Thơ ca tự sự: truyện thơ, sử thi, văn vần
– Những câu nói có vần điệu: câu đố, tục ngữ, câu thần chú
Phân loại văn học dân gian
* Trữ tình:
– Thơ ca trữ tình liên quan tới nghi lễ: thể loại này thể hiện rất rõ đặc trưng của lối sống trong xã hội xưa với rất nhiều nghi lễ tôn thờ và thực hiện. Thể theo mục đích sử dụng, trong thể loại thơ ca nghi lễ thuộc loại văn học trữ tình được chia thành bài ca nghĩ lễ trong sinh hoạt và trong các nghi lễ tế thần.
– Thơ ca trữ tình không liên quan tới nghi lễ gồm có bài ca về sinh hoạt, về lao động, về giao duyên.
* Thể loại kịch: ca kịch và những trò diễn xướng trong dân gian như tuồng, chèo sân đình, múa rối nước, …
4. Tìm hiểu chi tiết các đặc trưng vốn có của văn học dân gian
4.1. Tính nguyên hợp
Đặc trưng này thể hiện rõ qua sự tổng hòa giữa những hình thái ý thức xã hội. Tính nguyên hợp với đặc điểm đó còn được xem là bộ bách khoa toàn thư về con người trong xã hội trước.
Về nội dung, tính nguyên hợp phản ánh đầy đủ từ những trạng thái nguyên thủy nhất trong ý thức xã hội. Không chỉ qua ngôn từ mà đó còn là cả một hệ thống nghệ thuật đa dạng được tổng hòa lại. Tính nguyên hợp của thể loại này còn được thể hiện ở các dạng tôn tại khác nhau của nó, bao gồm tồn tại một cách tiềm ẩn, cố định và hiện có. Trong 3 dạng trên, sự tồn tại hiện có mới là dạng tồn tại đích thực.
4.2. Tính tập thể
Đặc trưng về tính tập thể của văn học dân gian được thể hiện rất rõ thông qua quá trình sử dụng tác phẩm. Mỗi loại, mỗi tác phẩm có cách thể hiện khác nhau, có thể là biểu diễn hay truyền miệng, hoặc ghi chép lại để lan truyền. Trong tất cả, thể loại này đều được tập thể đón nhận theo cách thức của tập thể. Không chỉ là đón nhận và thưởng thức mà tập thể cũng sẽ tham gia vào quá trình cùng sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm hoàn thiện hay tạo ra các biến thể.
Những nét đặc trưng vốn có trong dòng học dân gian
4.3. Gắn liền cùng với đời sống sinh hoạt nhân dân
Loại hình này đã ra đời, tồn tại trong nhân dân, trở thành một phần của đời sống sinh hoạt nên không thể thiếu vắng. Thậm chí chính từ trong các hoạt động đời sống thường ngày của nhân dân mà có vô vàn tác phẩm dân gian có giá trị được ra đời. Vì vậy, đời sống sinh hoạt của nhân dân chính là môi trường để văn học dân gian ra đời và phát triển.
Đến đây, bài viết đã mở ra cho bạn nhiều hiểu biết thú vị bắt nguồn từ việc khám phá văn học dân gian là gì. Hãy yêu và hiểu thể loại này hay bất cứ thể loại nào trong dòng chảy văn học Việt Nam. Bạn sẽ cảm nhận được giá trị tuyệt vời mà nó mang lại trong việc củng cố đời sống tinh thần của bạn như thế nào.