Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam

2,919

lượt xem

Khi nhắc đến một loại hình văn học nghệ thuật phổ biến góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền văn học Việt Nam thì không thể không nhắc đến văn học dân gian. Khi nhắc đến văn học dân gian thì động lại trong tâm trí mỗi người sẽ là những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích,.. mà cha ông hay kể cho chúng ta nghe.

Hôm nay hãy cùng gợi nhớ lại những kỷ niệm đó qua bài viết dưới đây. Mời quý độc giả cùng nhìn lại xem chúng ta có còn nhớ gì về văn học dân gian và những thứ xoay quanh thể loại văn học này hay không ?

Đôi nét về văn học dân gian

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được sáng tạo và phát triển bởi nhiều tầng lớp nhân dân. Văn học dân gian luôn được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt.

Văn học dân gian ra đời từ những ngày đầu của xã hội loài người, khi mà chữ viết còn chưa được sáng tạo ra. Việc những câu chuyện được truyền miệng dần trở nên phổ biến và được nhiều người truyền tai nhau. Dần dần khi chữ viết xuất hiện nhiều tác phẩm bắt đầu được văn bản hóa. Tuy nhiên nét hay của văn học dân gian vẫn còn được giữ ở đó, sự truyền miệng vẫn được duy trì trong sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống lao động. Văn học dân gian như liều thuốc khi cho lao động, làm việc đỡ cực nhọc hơn, là tuổi thơ của bao thế hệ và là một sản vật đặc biệt của con người.

Các tác phẩm văn học dân gian chứa đựng hầu như các tình cảm, tâm tư, tình cảm,…chủ yếu về đời sống lao động hằng ngày và đời sống cộng đồng. Tác giả của những tác phẩm văn học dân gian thì không phân biệt từ người nông dân đến người tri thức nhưng mục đích chung vẫn là cải thiện đời sống tinh thần cho đời sống sinh hoạt và sản xuất thường ngày.

Nét đặc trưng của văn học dân gian

Một vài thể loại văn học dân gian có thể nhắc đến như: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, câu đố, ca dao, tục ngữ. Mỗi thể loại mang một nét đẹp sáng tạo riêng của cha ông chúng ta nhưng vẫn chứa đựng những nét đặc trưng của văn học dân gian như:

Tính truyền miệng: cái hay của văn học dân gian là ngôn từ truyền miệng, những ngôn từ này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa, thế giới nghệ thuật phong phú mà những ngôn từ đó là điểm nhấn. Sự truyền miệng phản ánh đúng cuộc sống hiện thực của người dân, được truyền từ năm này qua năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, vùng này sang vùng khác. Sự truyền miệng là bắt nguồn cho các buổi diễn xướng dân gian đầy thú vị và sinh động,là cơ hội cho những thể loại như hát, diễn kịch ra đời.

Tính tập thể: Văn học dân gian không đơn thuần là một người nghĩ ra như thế thì câu chuyện sẽ được truyền miệng đi như thế, mà đó là một quá trình thêm bớt, sửa chữa, lưu truyền mỗi cái hay được đóng góp từ vùng này đến vùng khác, thế hệ này đến thế hệ khác giúp tác phẩm được hoàn thiện cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

Ảnh hưởng lớn của văn học dân gian với đời sống của con người

Về nhận thức: các tác phẩm văn học dân gian như một quyển bách khoa toàn thư chứa đựng trong đó là tự nhiên, vấn đề xã hội, tôn giáo, tâm linh, kinh nghiệm sống,…là nguồn kiến thức vô tận giúp con người có những bài học, những cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.

Về giáo dục: các tác phẩm văn học dân gian đa phần điều chứa đựng một bài học về đạo đức, luân lý trong cuộc sống con người. Tuy nhiên chủ yếu là những hàm ý giáo dục chứa đựng trong mỗi tác phẩm chứ không phải là là giáo dục trực tiếp, điều này đòi hỏi người kể, đọc tác phẩm suy ngẫm và giáo dục lại ý nghĩa cho người nghe và chính bản thân.

Về thẩm mỹ: Văn học dân gian chứa đựng nét mộc mạc, giản dị của dân tộc. Văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn nét đẹp của mình khi phần nghệ thuật ngôn từ được kết nối với phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo và diễn xướng.

Về sinh hoạt: có lẽ mỗi người trong chúng ta ít nhất phải được nghe qua một câu chuyện cổ tích. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc sống của mỗi người từ khi nằm nôi đến đi học và về già. Môi trường và thói quen sinh hoạt của chúng ta là môi trường để văn học dân gian tồn tại và phát triển.

Phần kết

Mang trong mình triết lý, ý tưởng cao đẹp mà tác giả gửi gắm văn học dân gian đáng để phát huy và giữ gìn. Ngày ngay việc tìm kiếm nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian nói riêng và hầu hết các tác phẩm văn học nói chung ngày càng ít đi bởi sự phát triển của công nghệ. Hãy cố gắng gìn giữ và tiếp tục đưa văn học dân gian gần hơn đến cuộc sống như những gì cha ông chúng ta đã làm.

Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tìm kiếm một quyển sách về văn học dân gian để trải nghiệm thì có thể tham khảo trước ở AnyBooks.vn – Trang web phi thương mại chỉ chia sẻ các bài viết review sách, sách hay nên đọc với sứ mệnh lan toả văn hoá đọc và kết nối tri thức dành cho cộng đồng yêu sách. Chắc hẳn đây sẽ là một website hữu ích cho bạn nếu đang có ý định tìm cho mình một quyển sách hay.