Văn hóa giao tiếp là gì? Cách cải thiện văn hóa giao tiếp hiệu quả
Mục lục
Ngày nay, văn hóa giao tiếp ngày càng được con người củng cố và nâng cơ hơn. Nó không chỉ mang lại những mối quan hệ tốt trong công việc, cuộc sống mà còn thể hiện một phần bản thân bạn có văn hóa giao tiếp như thế nào. Vậy văn hóa giao tiếp là gì? Nét đặc trung văn hóa giao tiếp của người Việt? Một số cách cải thiện văn hóa giao tiếp tốt hơn. Cùng Unica tham khảo bài viết dưới đây của unica.vn nhé!
Mục Lục
1. Khái niệm văn hóa giao tiếp là gì?
Hiện nay, khi nhắc đến văn hóa giao tiếp sẽ có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau và không có một quy chuẩn cụ thể nào được áp dụng, mà nó tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người.
Theo đó, bạn có thể hiểu văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếp của con người với nhau trong cuộc sống. Nó là tổ hợp của các thành tố như: cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử trong giao tiếp. Văn hóa giao tiếp xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: nơi làm việc, nơi công cộng, gia đình.
Khái niệm văn hóa giao tiếp ứng xử là gì?
2. Vai trò của văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức. Văn hóa giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra một môi trường giao tiếp lành mạnh, tôn trọng và đầy nhân văn.
Văn hóa giao tiếp ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ giao tiếp trong gia đình, cộng đồng, công việc, thương mại, truyền thông đến giao tiếp văn hóa giữa các quốc gia. Với sự phát triển của kinh tế và công nghệ thông tin, giao tiếp đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi hoạt động, đặc biệt là trong kinh doanh và đối thoại quốc tế.
Văn hóa giao tiếp giúp xây dựng mối quan hệ giữa con người và con người, con người và tổ chức. Nó cung cấp một cách tiếp cận hòa nhã và đặt các cá nhân, tổ chức trong một tình huống tôn trọng lẫn nhau. Một văn hóa giao tiếp tốt giúp đảm bảo sự tin tưởng, sự tôn trọng, sự hiểu biết và sự thông cảm, từ đó giúp tạo ra một môi trường làm việc, sống và học tập tích cực.
Văn hóa giao tiếp cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các lĩnh vực như marketing, quảng cáo, truyền thông, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Một văn hóa giao tiếp chuyên nghiệp sẽ giúp tăng độ tin cậy và uy tín của một tổ chức, đồng thời giúp xây dựng các mối quan hệ bền vững với khách hàng, đối tác và đội ngũ nhân viên.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tôn vinh các giá trị đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc và văn hóa khác nhau. Một văn hóa giao tiếp tốt sẽ giúp các quốc gia, tổ chức và cá nhân tạo ra các mối quan hệ văn hóa và kinh tế bền vững, đồng thời tránh xa các xung đột, hiểu lầm và mất đoàn kết.
Văn hóa giao tiếp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân, từ cách học tập, thể hiện bản thân và xây dựng mối quan hệ xã hội. Một văn hóa giao tiếp tích cực sẽ giúp cá nhân cảm thấy tự tin hơn, thích nghi tốt với môi trường xã hội và phát triển các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
3. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Bên cạnh thắc mắc văn hóa giao tiếp là gì, trong quá trình nghiên cứu, các nhà văn hóa còn chú trọng đến yếu tố các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Cụ thể như sau:
Khá rụt rè trong giao tiếp
Đặc trưng trong giao tiếp đầu tiên của người Việt đó chính là khá rụt rè. Điều này xuất phát từ chính phong tục tập quán từ xưa đến nay của người Việt đó chính nền văn hóa lúa nước. Trong nền văn hóa giao tiếp của người Việt Nam sống phụ thuộc lẫn nhau và coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ. Chính điều này tạo nên tính rụt rè trong cách giao tiếp bởi đa phần người Việt sợ làm rạn nứt những mối quan hệ mà mình đã xây dựng vì vậy bạn cần xây dựng và biết cách tự tin trong giao tiếp.
Thích xây dựng nhiều mối quan hệ
– Mặc dù khá rụt rè trong giao tiếp tuy nhiên người Việt lại có xu hướng thích xây dựng nhiều mối quan hệ. Nghe qua có vẻ mâu thuẫn, nhưng ý nghĩa thực chất của vấn đề này đó là, người Việt khá rụt rè trong giao tiếp đối với những vấn đề dễ xảy ra mâu thuẫn và thích kết bạn đối với những người bạn mới có đồng quan điểm, lối sống và sở thích.
Trong giao tiếp, người Việt có xu hướng xây dựng nhiều mối quan hệ
– Sỡ dĩ có đặc trưng này là do lối sống của người Việt, đó là tính thích thăm viếng và tính hiếu khách. Đối với những người có mối quan hệ thân thích hoặc thân thiết, người Việt thường đến thăm hỏi, trò chuyện với nhau, còn với người phương Tây, họ chỉ gặp gỡ nhau vì công việc. Còn tính hiếu khách được thể hiện ở sự đón tiếp nồng nhiệt của người Việt khi khách đến nhà. Như trong câu tục ngữ “bạn đến nhà không gà thì vịt” hoặc trong văn học “Bác đến chơi đây ta với ta”.
Thường đặt nặng vấn đề tình cảm trong giao tiếp
Tình cảm cũng chính là một trong những yếu tố thuộc thắc mắc văn hóa giao tiếp là gì. Theo đó, người Việt sẽ thường đặt nặng vấn đề tình cảm trong giao tiếp, như câu tục ngữ đã phản ánh:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
Nếu trong văn hóa tâm linh, người Việt chú trọng về âm hơn thì trong văn hóa giao tiếp người Việt là chú trọng về tình hơn lý “một cái lý không bằng một tý cái tình”. Đối với những người mà họ yêu quý, họ sẽ luôn hồ hởi, vui vẻ mỗi lần gặp gỡ. Còn đối với những người mà họ cảm thấy không thích, thậm chí là ghét thì ngay lập tức thái độ ứng xử trong giao tiếp sẽ được chuyển đổi thành khó chịu, bực tức thậm chí là không quan tâm. Chính yếu tố tính cách đặc trưng này góp phần tạo thêm tính đa dạng trong văn hóa giao tiếp của người Việt.
Người Việt thường chú trọng tình cảm trong quá trình giao tiếp
Văn hóa giao tiếp ưa sự tế nhị
Người Việt Nam có câu nói rằng “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, cũng chính vì thế sự tế nhị là một trong những nguyên tắc khi giao tiếp của người Việt Nam. Họ luôn đi thẳng vào vấn đề, không thích vòng vo, không thich trình bày hay giải thích một vấn đề nào đó nhằm hạn chế việc mâu thuẫn.
Lối giao tiếp có văn hóa, có sự tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình, lối sống tư duy trong các mối quan hệ. Và nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam.
4. Cách cải thiện kỹ năng văn hóa giao tiếp tốt hơn
Ngày nay, trong cuộc sống kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng nó chính là chiếc chìa khóa đi tới thành công của bạn. Cùng tham khảo một số cách cải thiện kỹ năng văn hóa gioa tiếp tốt hơn
Cải thiện ngôn ngữ cơ thể
– Ngôn ngữ hình thể góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc giao tiếp. Vì vậy trong giao tiếp bạn cần có sự thoải mái biểu đạt cơ thể để tăng sự chú ý lắng nghe trong cuộc trò chuyện dù cho là trực tiếp hay nói trước một đám đông
– Một số dấu hiệu dễ nhận thấy đối phương của bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện này là ánh mắt chú tâm, gật đầu đây cũng cho thấy một phần thành công trong cuộc giao tiếp này.
– Trường hợp nếu bạn là người nghe, những ý kiến người đưa ra không được hài lòng thì bạn cũng đừng nên có những hành động như khoanh tay lại, siết chặt tay dễ làm cho đối phương cảm thấy không thoải mái vì vậy bạn cần biết cách xử lý tình huống.
Luyện cách nói rõ ràng, mạch lạc
– Khi bước vào cuộc trò chuyện bạn cần nói, trình bày rõ ràng mạch lạch tránh việc dài dòng mang lại cho người nghe cảm giác khó hiểu và không muốn nghe. Bên cạnh đó bạn cần thăm dò ý kiến người nghe và sẵn sàng giải thích cho họ.
– Sẵn sàng lắng nghe tiếp thu những ý kiến một cách tích cực từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Đây cũng là một yếu tố cấu thành nên văn hóa giao tiếp.
Tính kiên định trong giao tiếp
– Một yếu tố quan trọng nữa trong văn hóa giao tiếp mà nhiều người không để ý đến đó là tính kiên định trong giao tiếp. Có rất nhiều người hay mắc phải khi không đủ kiên định lắng nghe người đối diện với mình đang nói và cắt ngang khi đó sẽ gây tâm lý khó chịu cho người nói.
– Vậy nên bạn hãy giữ tâm lý thật bình tĩnh, cho đối phương một thời gian để trình bày vấn đề của họ. Điều đó cũng thể hiện bạn tôn trọng họ.
– Trường hợp đối phương trình bày không rõ ràng, dài dòng bạn hãy nói nhẹ nhàng để họ đi thẳng vào vấn đề.
Chính tập tính kiên định trong giao tiếp giúp cho bạn đạt được hiệu quả cao trong cuộc trò chuyện. Từ đó nâng cao được văn hóa giao tiếp của mình lên rất nhiều.
5. Ví dụ về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Văn hóa giao tiếp được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, có thể kể đến một số ví dụ như sau:
– Văn hóa giao tiếp thể hiện ở việc kính trên nhường dưới, nghĩa là tôn trọng người lớn tuổi và nhường nhịn những người ít tuổi hơn.
– Văn hóa bắt tay trong giao tiếp với đối tác và khách hàng.
– Văn hóa sử dụng ngôn ngữ lịch sự, trang trọng trong giao tiếp.
– Văn hóa nói “xin chào”, “xin cảm ơn” khi giao tiếp.
Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã đã được giải đáp thắc mắc văn hóa giao tiếp là gì cũng như những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp nâng cao nền tảng kiến thức cũng như kỹ năng giao tiếp cho bạn lên một tầm mới.
Chúc các bạn thành công!
Đánh giá :
Tags:
Giao tiếp