Văn hóa gia đình là gì? Phân biệt văn hóa gia đình và gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa được coi như một kiểu gia đình mới khác với gia đình truyền thống hoặc gia đình cũ trong thời kỳ phong kiến, thực dân. Bởi trong gia đình, ngoài các yếu tố truyền thống đã được chọn lọc và phát huy còn có những yếu tố mới của thời đại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Vậy Văn hóa gia đình là gì? Có sự khác nhau gì giữa văn hóa gia đình và gia đình văn hóa? Chúng ta hãy tìm hiểu qua khái niệm và đặc điểm của hai cụm từ trên. 

87cf5a2d 49c9 4fbc 9eb5 Bcdfab7a5b65

1. Gia đình văn hoá là gì?

Gia đình văn hóa là sự kế thừa văn hóa gia đình truyền thống được nâng cao lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại – gia đình xã hội chủ nghĩa – gia đình phát triển về vật chất và tinh thần thể hiện qua nề nếp, kỷ cương, thuận hòa, êm ấm, yêu thương và có trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Về điều này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Về tinh thần thì phải trên dưới thuận hòa không thiên tư thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng. Cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản, tiết kiệm. Trong nhà, ngoài vườn sạch sẽ gọn gàng. Đối với xóm giềng phải thân mật và sẵn sàng giúp đỡ. Đối với việc làng, việc nước phải hăng hái làm gương. Người trong nhà ai cũng biết chữ. Luôn luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng. Các gia đình cần tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của cộng đồng và lôi cuốn các thành viên cùng tham gia qua đó giúp cho thành viên gia đình tiếp thu những giá trị văn hóa dân tộc và làm cho nó trở thành giá trị văn hóa gia đình. Thực hiện tốt chức năng biến văn hóa xã hội thành văn hóa cá nhân bằng sự giáo dục và trao truyền văn hóa của mình”

2. Khái niệm gia đình và văn hóa gia đình

Khái niệm gia đình: Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung. Tuy nhiên, khái niệm gia đình mở rộng với trường hợp không cùng huyết thống (con nuôi)

Cấu trúc gia đình được xác định chính là những thành tố tạo nên gia đình và quan hệ qua lại giữa các thành tố đó. Nói một cách khác, cấu trúc gia đình là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình. Từ đây, ta có thể thấy gia đình được cấu trúc theo chiều dọc và chiều ngang: Chiều ngang là quan hệ hôn nhân và chiều dọc quan hệ huyết thống.

Gia đình Việt Nam truyền thống: Gia đình Việt Nam truyền thống được sử dụng tuân theo một ước lệ về mặt thời gian. Thực tế những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được lưu giữ trong nhiều gia đình hiện đại thông qua các giá trị như truyền thống yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, tôn trọng tình cảm, sống tình nghĩa, thủy chung…

Văn hóa gia đình: Văn hóa trong gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa nền văn hóa bản địa nảy sinh từ xã hội dựa trên nền tảng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước với hệ thống tư tưởng nho giáo và triết lý đạo phật về gia đình. Khái niệm văn hóa gia đình có thể được hiểu là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.

3. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một danh hiệu nhiều gia đình luôn thi đua và mong muốn hướng đến. Để trở thành một Gia đình văn hóa và được chứng nhận là một Gia đình văn hóa thì cần đạt những tiêu chí sau:

Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá gồm có:

Gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc

  • Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội

  • Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành

  • Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên

  • Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh.

Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

  • Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

  • Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng

  • Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.

Thực hiện kế hoạch hoá gia đình

  • Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình.

  • Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng

  • Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

  • Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn

  • Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư

  • Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.

Ngoài ra thì để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa cấp cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì còn phải đạt đủ thêm những tiêu chuẩn khác do Ủy ban nhân dân ở đó đưa ra nữa.

4. Ý nghĩa của Gia đình văn hóa

Có thể nói gia đình hạt nhân là những tế bào nhỏ bé để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn. Gia đình có vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ đến từng cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người sống có ý thức, có đạo đức và có cống hiến cho xã hội.

Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn. Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được.

Xã hội nào cũng được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó là các cá nhân. Xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài ra xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc làm giúp phát triển truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn giữ bản sắc của các làng xóm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Văn hóa gia đình là gì? Phân biệt văn hóa gia đình và gia đình văn hóa. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

5/5 – (1311 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin