Vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông


Vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông(Thứ ba, 23/01/2007 00:00 GMT+7)


Nghị định 36-CP của Chính phủ đã có 2,5 triệu trường hợp bị phạt vi phạm trật tự  an toàn giao thông với số tiền phạt lên tới 230 tỷ đồng. Còn gần đây, theo báo cáo tuần sát ngày cuối năm 2006 (từ 22/12- 28/12/2006), lực lượng cảnh sát giao thông trong cả nước đã xử lý 62 433 trường hợp vi phạm trật tự  an toàn giao thông với số tiền phạt lên tới 9,14 tỷ đồng,ính trong lĩnh vực giao thông

 Người gửi: Đồng Xuân Thành
E-mail: [email protected]
Ngày: Thứ ba, 23/01/2007

VẤN ĐỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG

                           
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải luôn bám sát mục tiêu là nhằm giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông, tôn trọng những quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông chung. Nhưng trong nhiều năm qua, do các lực lượng thực thi công vụ xa rời mục tiêu này, để cho mục tiêu kinh tế và thành tích hình thức chi phối mà hiệu quả giáo dục ngăn chặn, răn đe là chính đã không đạt được, biểu hiện ở ý thức chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông cho đến nay vẫn kém, trong khi số lần phạt và  số tiền phạt nếu tổng kết lại đã lên tới con số khổng lồ. Theo số liệu thống kê đã được công bố trên báo chí, khi mới chỉ tổng kết lại sau một năm thực hiện Nghị định 36-CP của Chính phủ đã có 2,5 triệu trường hợp bị phạt vi phạm trật tự  an toàn giao thông với số tiền phạt lên tới 230 tỷ đồng. Còn gần đây, theo báo cáo tuần sát ngày cuối năm 2006 (từ 22/12- 28/12/2006), lực lượng cảnh sát giao thông trong cả nước đã xử lý 62 433 trường hợp vi phạm trật tự  an toàn giao thông với số tiền phạt lên tới 9,14 tỷ đồng, như  vậy bình quân số tiền  phạt mỗi ngày trong tuần đã lên tới cỡ 1,3 tỷ đồng. Chưa tính đến các thiệt hại về tinh thần và vật chất khác không thể thống kê hết được, chỉ tính riêng tiền phạt trên danh nghĩa để trả giá cho cái gọi là “lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông”  mà chủ yếu là do ý thức chấp hành Luật Giao thông kém  đã là một con số đáng báo động, nếu chúng ta biết rằng mức tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam trong nhiều năm gần đây cũng chỉ ở mức mấy trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm. Với phép liên tưởng so sánh và nếu nhìn nhận vấn đề này ở tầm vĩ  mô, người ta sẽ cảm thấy bất ổn khi thấy mức tiền phạt đánh vào hầu bao của người dân lại chiếm một phần khá lớn trong mức tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, mà không phải là do phát triển  các ngành nghề kinh tế và thuế thu nhập.

            Vậy để có thể chữa được căn bệnh ý thức kém này, buộc chúng ta phải mổ xẻ phân tích để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh quái ác này, tại sao phạt nhiều như thế nhưng hiệu quả chẳng được bao nhiêu. Theo sự nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề này của tác giả trong nhiều năm thì tình trạng này có một số nguyên nhân cơ bản sau:

     

  1. Lộ trình  áp dụng luật và một số chính sách phát triển giao thông chưa phù hợp, ví dụ như: cơ sở hạ tầng chưa quy củ, rành mạch, các quy định quản lý thay đổi luôn mà đã phạt các lỗi về phân làn; đèn tín hiệu giao thông trước đây nhiều chỗ thiếu biểu thị đèn vàng làm “dự  lệnh” chuẩn bị tâm lý cho việc dừng lại, nên thường gây bất ngờ, lỡ đà vượt vạch cho những người phản xạ chậm; chưa có hệ thống giao thông công cộng thực sự thuận lợi đã tiến hành cấm đoán phương tiện cá nhân; cắm mốc quy định đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm không hợp lý; không dỡ bỏ kịp thời những biển báo đã hết hiệu lực gây “nhờn” biển báo,…

  2. Phương thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông chưa bài bản, hiệu quả: các vấn đề muốn người dân ghi nhớ được để không vi phạm phải đơn giản, ngắn gọn.

  3. Một số chế tài luật làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính chưa khoa học và chưa phù hợp với thực tế khách quan, ví dụ: quy định riêng về tuổi trẻ em ngồi thêm trên xe máy mà không theo khái niệm chung về trẻ em, việc đèo thêm người ngồi giữ  khi cần chở người ốm đau, già yếu, thương tật.

  4. Cách hành xử phạt của lực lượng hữu trách chưa đúng do nhận thức hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chưa hiểu được bản chất của một số điều luật, chỉ mải tập trung vào việc nâng cao “năng suất” phạt để lấy thành tích tiền thưởng mà không chú trọng vai trò ngăn ngừa, răn đe.

Với các nguyên nhân trên, cho dù bây giờ có tăng mức phạt lên và phạt nhiều hơn nữa thì trước mắt chưa chắc đã có tác dụng làm chuyển biến ý thức, vì người dân đã bị “nhờn” phạt mất rồi và phương thức chính yếu đã trở nên kém công hiệu. Bây giờ là lúc cần có các biện pháp tích cực để những người vi phạm khép lại quá khứ oan ức cùng mặc cảm về “tội lỗi” đã phạm phải để sống cho hiện tại và hướng tới tương lai. Để chữa được căn bệnh này, điều trước tiên là cần phải chấn chỉnh lại hệ thống hướng dẫn, điều khiển giao thông, bổ sung vạch kẻ đường phân luồng, chỉnh sửa những giao cắt khó hiểu đối với người dân, phá bỏ những vòng xuyến, đảo hướng luồng giao thông không hợp lý, giáo dục có trọng điểm để nâng cao ý thức người dân nhất là những đối tượng sống ở vùng ven đô, chấn chỉnh mạnh mẽ tác phong, phẩm chất, ý thức thi hành công vụ của các lực lượng thanh tra và cảnh sát giao thông, làm đẹp lại hình ảnh chiến sĩ cảnh sát giao thông vì dân. Trước khi tiến hành phạt nặng, phạt đúng đối tượng cố ý vi phạm Luật Giao thông thì cần phải phân định rõ ràng ranh giới các vi phạm một cách  nhất quán, thường xuyên thì mới tạo được các phản xạ có điều kiện theo đúng luật cho người tham gia giao thông. Bởi vì theo khoa học về tâm sinh lý con người, người tham gia giao thông thường phản xạ theo những cung phản xạ đơn giản để chỉ trong “tích tắc” là đã phải ra những quyết định xử  lý tình huống tiến hay dừng mà nếu chậm trễ thì đã có thể xảy ra tai nạn do xung đột rồi.

 

        Nhìn tổng thể việc tổ chức giao thông trên toàn thành phố lâu nay còn nhiều chỗ tổ chức giao thông bất hợp lý, những nút bố trí đi lòng vòng khó hiểu đối với tư duy đơn giản của người đi đường, rồi những quy định thay đổi luôn luôn đã “bẫy” rất nhiều người đi đường vào vòng vi phạm mà bản thân họ chẳng muốn chút nào. Theo nghiên cứu tìm hiểu của tác giả trong nhiều năm thì thấy rằng cứ mỗi lần bị phạt oan (không phải do ý thức cố tình sai phạm) thì lại đẩy thêm một người tham gia giao thông về phía những đối tượng bất hợp tác với lực lượng quản lý giao thông, mà trong những năm qua, số người bị phạt oan không “tâm phục, khẩu phục” chiếm đại đa số những người bị mang tiếng xấu là thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông và đó là nguyên nhân chính tạo ra tâm lý bất hợp tác, không tuân thủ những quy định bảo đảm trật tự an toàn giao thông như hiện nay. Để hình phạt có hiệu quả, chúng ta phải “tĩnh tâm lại khi mở xem sách sử” như  lời khuyên trong một bộ phim Trung Quốc, nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm “Hàn Phi Tử”, “ Bao Công xử án”, “Cổ học tinh hoa”, bài học về lạm dụng hình phạt của nhân vật Vệ Ưởng đời xưa.

 
Tác giả: Tiến sĩ  Đồng Xuân Thành
Công ty Tư vấn Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải
ĐT: (04). 8317235.