Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được quy định như thế nào?
Mục Lục
1. Căn cứ pháp lý
Điều 76, Chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng như sau:
“ Điều 76. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.”
2. Nội dung quy định
2.1. Kích thước và trọng lượng của hàng siêu trường, siêu trọng
– Căn cứ Khoản 1, Điều 76, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định kích thước trọng lượng của hàng siêu trường, siêu trọng:
Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trong lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được. Hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) là hàng dạng kiện còn nguyên kẹp chì, niêm phong của cơ quan hải quan, an ninh, quốc phòng hoặc là tổ hợp cấu kết, thiết bị, máy móc nếu tháo rời, chia nhỏ sẽ bị hư hỏng hoặc thay đổi công năng.
Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: Chiều dài lớn hơn 20,0 mét; chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.
2.2. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
– Căn cứ Khoản 2, Điều 76, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cụ thể là:
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
2.3. Lưu hành vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
– Căn cứ Khoản 3, Điều 76, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định lưu hành vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông, cụ thể là:
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống.
Trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống: Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét; tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
2.4. Quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
– Căn cứ Khoản 4, Điều 76, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).
Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét thì phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã tìm hiểu về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được quy định trong pháp luật.
Luật Hoàng Anh