Vận chuyển đường biển nội địa là gì?
Vận chuyển đường biển nội địa mang đến giải pháp chuyên chở hàng hóa tối ưu cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về phương thức này nhé.
1. Vận chuyển đường biển nội địa là gì?
Vận chuyển đường biển nội địa là hình thức giao nhận hàng hóa bằng tàu biển tới các cảng biển trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Phương tiên chuyên chở chính sẽ là tàu biển.
2. Vai trò của vận chuyển đường biển nội địa
Cũng giống như các ngành vận tải khác, vận chuyển đường biển nội địa có vai trò quan trọng với quá trình giao thương hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đối với những mặt hàng có khối lượng quá nặng, kích thước lớn thì chọn đường biển để vận chuyển là cực kì cần thiết và tối ưu.
Vận chuyển đường biển nội địa giúp quá trình trao đổi buôn bán giữa các vùng trong một nước diễn ra linh hoạt, nhộn nhịp hơn. Bên cạnh việc giúp vận chuyển nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy, chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ… Vận chuyển đường biển còn giúp cân bằng hàng hóa ở các nơi như là chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, nhằm phục vụ tốt hơn việc kinh doanh.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm của vận chuyển đường biển nội địa:
+ Thời gian ngắn hơn vận chuyển quốc tế
+ Giá thành rẻ
+ Không phân biệt các loại mặt hàng
+ Khả năng xảy ra tai nạn va chạm ít hơn so với đường bộ.
+ Trọng tải vận chuyển là rất lớn.
Bên canh ưu điểm mà ai cũng nhìn thấy, vận chuyển đường biển nội địa cũng có một số nhược điểm tuy không quá lớn như:
+ Lệ thuộc vào thời tiết và các điều kiện tự nhiên. Đây gần như là nhược điểm chung và lớn nhất của hình thức vận chuyển đường biển, dù là nội địa hay quốc tế. Nhất là ở nước ta vào mùa mưa bão, năng suất và tần suất làm việc của các còn tàu vận chuyển gần như rất thấp.
+ Đối với một số mặt hàng cần vận chuyển cấp tốc, nhanh chóng, vận chuyển đường biển sẽ không đáp ứng được.
3. Đặc điểm của vận chuyển đường biển nội địa?
– Thời gian vận chuyển
Thời gian vận chuyển bằng đường biển chậm hơn so với đường bộ và đường sắt từ 1 – 2 ngày, khi thời tiết không thuận lợi hay gặp trở ngại, thời gian giao/ nhận có thể kéo dài lên đến 1 tháng.
– Năng lực chuyên chở
Năng lực chuyên chở của ngành vận tải đường biển là rất lớn không bị hạn chế về kích thước, số lượng hay khối lượng của các lô hàng, có thể chuyên chở nhiều loại hàng hóa khác nhau.
– Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển bằng đường biển thấp, thích hợp để giao/nhận các mặt hàng hóa có khối lượng lớn.
4. Thời gian vận chuyển đường biển nội địa
Thời gian vận chuyển đường biển nội địa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
– Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên là yếu tố lớn nhất và có tầm ảnh hưởng cao nhất, di chuyển trên biển khó hơn nhiều lần so với hình thức di chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt. Bởi lẽ chúng ta điều biết, thời tiết thường hay thay đổi thất thường, nếu thời tiết tốt mọi quá trình giao nhận hàng hóa đều diễn ra suông sẻ, đúng lịch trình. Ngược lại, khi thời tiết xấu, mưa gió, sóng thần, bão dông thì bắt buộc đơn vị vận chuyển phải hoãn lịch trình để đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa làm cho thời gian giao nhận của chuyến tàu chậm hơn so với dự kiến.
– Khoảng cách địa lý giữa 2 khu vực:
Ưu điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển là ít khi gặp cản trở, va chạm tuy nhiên nhược điểm của hình thức vận chuyển này là đường đi khó di chuyển và bị tác động bởi nhiều yếu tố hơn đường bộ, sắt hay hàng không. Nếu khoảng cách không quá xa, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể đáp ứng được thời gian tương đương với các hình thức vận chuyển khách và giao hàng đúng hẹn, ngược lại, nếu 2 cảng biển giao – nhận có khoảng cách xa, thời gian di chuyển sẽ dài hơn.
5. Hàng hóa thường vận chuyển đường biển nội địa
Ngoài những mặt hàng nghiêm cấm, vận tải đường biển hầu như chấp nhận giao/nhận đa số các loại hàng hóa và được phân loại như sau:
+ Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…
+ Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…
+ Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
Bên cạnh đó, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:
+ Vận chuyển bằng container với hàng may mặc và đồ dùng thường ngày là chủ yếu.
+ Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…
+ Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
6. Tàu hàng quyết định thế nào tới hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển?
– Quyết định khối lượng hàng hóa vận chuyển trong chuyến
– Loại hàng hóa được vận chuyển
– Giá cước mà đơn vị vận tải áp dụng
– Tính an toàn của kiện hàng trong suốt thời gian di chuyển
– Khả năng neo đậu tại bến cảng.
Các đơn vị vận chuyển đường biển nội địa ở nước ta hiện nay đã nâng cao chất lượng dịch vụ lên rất nhiều, với việc hợp tác với các đơn vị tàu hàng lớn để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Vì vậy mà về khoản này, cá nhân và doanh nghiệp đang cần gửi hàng cho đối tác của mình ở khu vực nào đó trong nội địa sẽ không phải quá lo lắng và mọi yêu cầu đều sẽ được đáp ứng tốt.
7. Dịch vụ vận chuyển đường biển nội địa
Công ty Giao nhận VDM cung cấp đến khách hàng dịch vụ vận chuyển đường biển nội địa uy tín. Không tự nhận mình là đơn vị giao nhận tốt nhất Việt Nam nhưng VDM tự tin mang lại cho khách hàng trải nghiệm những dịch vụ tốt, vui lòng khách đến hài lòng khách đi.
Dịch vụ vận chuyển đường biển nội địa của VMD với sự tin cậy, uy tín, giá dịch vụ cạnh tranh sẽ đem lại một giải pháp vận chuyển tối ưu, giúp công ty bạn an tâm với chuyến hàng của mình.
Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ giao/nhận hàng hóa VMD:
– Giao hàng tận tay người nhận
– Giao nhận đúng thời gian thỏa thuận
– Làm thủ tục nhanh chóng
– Lộ trình giao nhận minh bạch với bằng chứng giao hàng
– Giá cước cạnh tranh
– Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình.