Văn bằng 2 là gì? Những điều cần biết về văn bằng 2

Văn bằng 2 không còn qua xa lạ với các bạn học viên, sinh viên. Ngày nay có rất nhiều sinh viên cao đẳng tìm hiểu về hình thức này để theo học với mục đích để có được tấm bằng đại học. Vậy bạn đã hiểu thực chất văn bằng 2 là gì chưa? Văn bằng 2 có thực sự phù hợp với bạn hay không?

1. Văn bằng 2 là gì?

van bang 2 la gi

Văn bằng 2 là một loại văn bản chứng nhận được cấp cho một sinh viên đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng trước đó và nay đã hoàn thành đầy đủ chương trình đại học của ngành đào tạo mới. Sinh viên có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai.

Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản, văn bằng 2 là hình thức học để lấy thêm một tấm bằng tốt nghiệp ở một lĩnh vực khác khi người học đã có ít nhất một tấm bằng tốt nghiệp trước đó.

2. Có nên học văn bằng 2?

van bang 2 la gi

Xu hướng tìm hiểu về học đại học văn bằng 2 là gì đang được rất nhiều các bạn trẻ ngày càng quan tâm. Bởi việc học văn bằng 2 không chỉ mang lại thêm kiến thức, kinh nghiệm mà đồng thời còn tạo ra vô số cơ hội khác.

Sau đây, là một vài lợi ích của việc học văn bằng 2:

2.1 Giúp bổ sung thêm kiến thức lĩnh vực khác

Học văn bằng 2 giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm ở lĩnh vực khác, ghi điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

So với việc bạn chỉ có trong tay chỉ có một bằng đại học, văn bằng 2 sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng đậm chất hơn về một lĩnh vực khác, mang đến cho bạn những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, các việc làm thời nay không chỉ giới hạn ở các yêu cầu chuyên môn mà còn khuyến khích thêm các kỹ năng khác. Do đó, hiểu văn bằng 2 là gì và biết cách học văn bằng 2 giúp bạn có lợi thế mạnh mẽ trong thị trường lao động cạnh tranh ngày nay.

2.2 Tăng thêm cơ hội việc làm đáng kể

Sở hữu trên tay văn bằng 2, tức tấm bằng đại học thứ 2 thì cơ hội việc làm của bạn đã “gấp đôi” so với các đối thủ khác chỉ một bằng đại học. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên có đến 2 văn bằng đại học phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Vì thế, cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở với nhiều sự lựa chọn và bạn có thể tìm kiếm được công việc yêu thích và phù hợp nhất cho bản thân mình.

2.3 Giúp mở rộng các mối quan hệ

Bạn sẽ mở rộng mối quan hệ, quen biết được thêm nhiều người ở những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau khi theo học văn bằng 2.

Đối tượng học văn bằng 2 vô cùng đa dạng và đến từ các lĩnh vực khác nhau. Khi đã hiểu văn bằng 2 là gì, bạn có thể đăng ký vào học để gặp gỡ nhiều người. Vì thế, trong lớp học văn bằng 2, bạn có thể làm quen và mở rộng các mối quan hệ, từ đó cơ hội việc làm cũng như con đường sự nghiệp của bạn cũng sẽ được mở rộng theo.

Biết đâu những “người bạn học” trong lớp văn bằng 2 ấy sẽ là người đồng nghiệp, người sếp, người dẫn dắt bạn sau này. Có nhiều mối quan hệ là thế mạnh trong cuộc sống ngày nay khi bạn có thể học hỏi và phát triển bản thân.

3. Nên học văn bằng 2 hay học chứng chỉ?

van bang 2 la gi

Khi nhà tuyển dụng và các công ty ngày càng yêu cầu kỹ năng cao hơn từ phía sinh viên, người mới ra trường thì cũng là lúc nhu cầu bổ sung kiến thức tăng cao. Việc lựa chọn giữa học văn bằng 2 hay chứng chỉ, tham gia các khóa học ngắn hạn là băn khoăn lớn của nhiều người. Vậy nên học văn bằng 2 hay học thêm các chứng chỉ đào tạo ngắn hạn? Sinh viên mới ra trường nên chọn hướng đi nào phù hợp?

Bạn có thể xem qua một số trường hợp dưới đây (chỉ mang tính chất tham khảo) để bạn có sự lựa chọn phù hợp:

Nếu bạn còn trẻ, không tự tin với văn bằng thứ nhất của mình, muốn tìm một ngành khác có nhiều cơ hội hơn thì bạn nên học văn bằng 2, vì kiến thức là điều kiện cần cho tương lai của bạn.

Nếu bạn đã có công việc ổn định, thì tùy vào tình hình tài chính và công việc hiện tại mà đưa ra quyết định phù hợp: Học văn bằng 2 sẽ tốn kém hơn, nhưng là sự bổ sung kiến thức cần thiết cho công việc, nếu bạn muốn định hướng bản thân lên vị trí quản lý cấp cao hơn. Học chứng chỉ ngắn hạn tốn ít chi phí và thời gian hơn, bạn được học những kinh nghiệm thực tiễn và có thể áp dụng ngay vào công việc.

Hy vọng qua đó, các bạn đã có lựa chọn cho riêng mình về việc nên học văn bằng 2 hay chứng chỉ.

4. Các trường đại học tuyển sinh văn bằng 2

4.1 Phía bắc

  • ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh đại học VB2 chính quy năm 2022
  • ĐH CNTT & Truyền thông Thái Nguyên tuyển sinh ĐH văn bằng 2 chính quy năm 2022
  • ĐH Hà Nội tuyển sinh Bằng đại học thứ 2 đợt 1 năm 2022
  • ĐH Luật Hà Nội tuyển sinh VB2 đại học chính quy đợt 1 năm 2022
  • ĐH Hùng Vương tuyển sinh ĐH văn bằng 2 năm 2022 ngành Công nghệ thông tin
  • Trường ĐH Kỹ thuật Hậu cần CAND tuyển sinh đại học văn bằng 2 năm 2021
  • ĐH Bách khoa HN tuyển sinh Đại học văn bằng 2 năm 2021
  • ĐH Điện lực tuyển sinh VB2 hệ CQ năm 2021
  • ĐH Kiểm sát HN tuyển sinh VB2 đại học chính quy ngành Luật năm 2021
  • ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tuyển sinh Đại học VB2 chính quy năm 2021
  • ĐH Công nghiệp Việt Trì tuyển sinh Đại học VB2 năm 2021
  • ĐH Vinh tuyển sinh đào tạo ĐH văn bằng 2 hệ chính quy năm 2021
  • HV Phụ Nũ Việt Nam tuyển sinh Đại học VB2 năm 2021
  • ĐH Thủy lợi tuyển sinh Đại học VB2 đợt 1 năm 2019
  • ĐH GTVT tuyển sinh Đại học Văn bằng 2 năm 2019
  • ĐH Kinh tế – ĐHQGHN tuyển sinh chương trình ĐH thứ 2 (bằng kép) năm 2019
  • ĐH Xây dựng HN tuyển sinh đào tạo ĐH văn bằng 2 chính quy năm 2019
  • ĐH Mỏ – Địa chất tuyển sinh Văn bằng 2 đại học chính quy năm 2019
  • HV Tài chính tuyển sinh ĐH văn bằng 2 đợt 1 năm 2019
  • HV Ngân hàng tuyển sinh VB2 đại học chính quy đợt 1 năm 2019
  • ĐH Lâm nghiệp tuyển sinh ĐH văn bằng 2 năm 2019
  • ĐH Tài chính-QTKD tuyển sinh VB2 Đại học chính quy đợt 1 năm 2019
  • ĐH Công nghiệp Việt Hung tuyển sinh VB2 đại học CQ năm 2018
  • HV Nông nghiệp VN tuyển sinh ĐH văn bằng 2 năm 2018
  • ĐHSP Hà Nội tuyển sinh ĐH văn bằng 2 hệ chính quy năm 2017
  • HV Kỹ thuật Quân sự (Khoa Vô tuyến điện tử) tuyển sinh VB2 năm 2017
  • ĐH Thương mại tuyển sinh đào tạo ĐH văn bằng 2 năm 2017
  • ĐH KHXH&NV HN tuyển sinh chương trình đào tạo thứ 2 (bằng kép) năm 2016
  • ĐH Ngoại thương tuyển sinh Đại học bằng thứ 2 (Tuyển sinh liên tục) năm 2016
  • ĐH Quảng Bình tuyển sinh ĐH VB2 hệ VLVH năm 2016
  • ĐH Văn hóa HN tuyển sinh VB2 đại học chính quy năm 2016
  • ĐH Dược HN tuyển sinh đại học hệ văn bằng hai năm 2016
  • ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên tuyển sinh VB2 chính quy đợt 1 năm 2016

4.2 Phía nam

  • ĐH Mở TP.HCM tuyển sinh ĐH văn bằng 2 hệ Chính quy năm 2022
  • ĐH Ngân hàng TPHCM tuyển sinh đào tạo Đại học văn bằng 2 năm 2022
  • ĐH Luật TPHCM tuyển sinh đại học Văn bằng 2 chính quy Ngành luật học – Đợt 1 năm 2022
  • ĐH KHXH&NV Tp.HCM tuyển sinh Đại học Văn bằng 2 chính quy năm 2022
  • ĐH Kinh tế TPHCM tuyển sinh Văn bằng 2 Đại học chính quy đợt tháng 6 năm 2022
  • ĐH Bách khoa TPHCM tuyển sinh ĐH VB2 chính quy năm 2022
  • ĐH Tài chính – Marketing tuyển sinh ĐH VB2 hệ VLVH năm 2022
  • ĐH Kinh tế – ĐH Huế tuyển sinh ĐH Văn bằng 2 chính quy năm 2022
  • ĐH Kinh tế – Luật tuyển sinh đào tạo đại học VB2 chính quy năm 2021
  • ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ tuyển sinh ĐH VB2 chính quy năm 2020
  • ĐH Tài chính Kế toán tuyển sinh ĐH văn bằng 2 chính quy năm 2020
  • ĐH Y Dược TP.HCM tuyển sinh VB2 đại học Dược hệ chính quy năm 2019
  • ĐH Duy Tân tuyển sinh ĐH văn bằng 2 chính quy năm 2019
  • ĐH Sư phạm Đà Nẵng tuyển sinh ĐH văn bằng 2 VLVH năm 2018
  • ĐH GTVT – CS2 tuyển sinh Văn bằng 2 ĐH chính quy năm 2018
  • ĐH Dầu khí Việt Nam tuyển sinh đào tạo ĐH VB2 chính quy năm 2018
  • ĐH Nông Lâm TP.HCM tuyển sinh Đại học VB2 hệ chính quy năm 2018
  • ĐH Cần Thơ tuyển sinh đào tạo đại học bằng thứ 2 năm 2018
  • ĐH Sư phạm Tp.HCM tuyển sinh VB2 ngành Quản lý Giáo dục năm 2017
  • ĐH Đồng Tháp tuyển sinh đào tạo ĐH văn bằng 2 năm 2017
  • ĐH Sư phạm Huế tuyển sinh ĐH văn bằng 2 năm 2016
  • ĐH Nông Lâm Huế tuyển sinh ĐH Văn bằng 2 hệ chính quy năm 2016
  • ĐH Sài Gòn tuyển sinh đào tạo ĐH văn bằng 2 hệ chính quy năm 2016