Văn bản nhật dụng là gì? Hình thức và Ví dụ về văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng là gì? Những ví dụ về văn bản nhật dụng? Hình thức và đặc điểm của văn bản nhật dụng là gì? Văn bản nhật dụng có vai trò như nào trong đời sống? Cách học văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng lớp 8 lớp 9 trong chương trình trung học cơ sở có gì đặc biệt? Cùng DINHNGHIA.VN đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Văn bản nhật dụng là gì?
Văn bản nhật dụng được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được khái niệm văn bản nhật dụng là gì. Văn bản nhật dụng đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản. Vì vậy, nói đến văn bản nhật dụng là thể hiện tính chất của văn bản đó. Văn bản nhật dụng có thể dùng cho mọi thể loại văn bản.
Như vậy, văn bản nhật dụng là văn bản đề cập, bàn luận, đánh giá, miêu tả, tường thuật, thuyết minh,… về các vấn đề, hiện tượng trong xã hội và cộng đồng. Một số đề tài điển hình trong văn bản nhật dụng như: môi trường, tham nhũng, ma túy, mại dâm, trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông…
Tính cập nhật trong văn bản nhật dụng là gì? Văn bản nhật dụng có tính cập nhật, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, thể hiện rõ đề tài và chức năng của nó. Văn bản nhật dụng cập nhật những vấn đề nóng của xã hội, đem đến cho học sinh cái nhìn tổng quát của về xã hội giúp học sinh dễ dàng hòa nhập với xã hội.
Văn bản nhật dụng phản ánh hiện thực, dù là về mặt tích cực hay tiêu cực. Qua đó giúp học sinh thâm nhập vào cuộc sống thực tế, nâng cao ý thức xã hội.
Tính văn chương của văn bản nhật dụng là gì? văn bản nhật dụng không yêu cầu cao về tính văn chương, chỉ quan trọng về cách truyền tải thông điệp sao cho người đọc dễ hình dung, thấm thía về đề tài của văn bản.
Đặc điểm của văn bản nhật dụng
Không chỉ quan tâm đến khái niệm văn bản nhật dụng là gì, chúng ta cũng cần lưu ý đến các đặc điểm của loại văn bản này. Nhìn chung, nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng, đối với các đề tài khác nhau cần lựa chọn hình thức và phương thức biểu đạt phù hợp.
Nội dung của văn bản nhật dụng là gì?
Đề tài của các văn bản nhật dụng gắn với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề xã hội đang quan tâm. Với các đề tài của văn bản nhật dụng, đòi hỏi người viết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ. Như vậy mới có thể bàn luận, phân tích và kéo người đọc theo ý muốn của mình.
Những đề tài cơ bản gắn với cuộc sống con người như: thiên nhiên, con người, môi trường, văn hóa – đạo đức…Tất cả các vấn đề của văn bản được các thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều, được địa phương và xã hội quan tâm.
Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chính của các chỉ thị, nghị quyết của đảng, các cơ quan nhà nước. Ví dụ như chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng hoặc là các thông báo, công của của các tổ chức quốc tế trên thế giới…
Hình thức của văn bản nhật dụng là gì?
Bạn đã biết đến nội dung của văn bản nhật dụng là gì, vậy còn hình thức của văn bản nhật dụng thì sao? Theo nhận định của các chuyên gia, hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng như: thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố…
Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng cũng rất phong phú và đa dạng, không chỉ dùng một phương pháp biểu đạt mà còn kết hợp nhiều phương thức trong một văn bản, cụ thể như:
-
Tự sự, miêu tả
-
Thuyết minh, miêu tả
-
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
-
Nghị luận, biểu cảm
Ví dụ về văn bản nhật dụng trong chương trình học
Bảng tổng hợp các văn bản nhật dụng trong chương trình trung học cơ sở
Lớp
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung
Nghệ thuật
6
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
Thúy Lan
Bút ký, hồi ký
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Di tích lịch sử: cầu Long Biên là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử bi tráng của Hà Nội và của cả đất nước ta
Nhân hóa
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Xi-át-tơn
Viết thư
Nghị luận, biểu cảm, thuyết minh
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, coi thiên nhiên như là mạng sống của chính mình
So sánh, nhân hóa, điệp từ
Động Phong Nha
Trần Hoàng
Bút ký
Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm
Danh lam thắng cảnh: nói về vẻ đẹp của Động Phong Nha và niềm tự hào khi của đất nước khi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh thu hút
Tả, kể theo trình tự từ ngoài vào trong
7
Cổng trường mở ra
Lí Lan
Tùy bút
Tự sự, biểu cảm
Vai trò của nhà trường, của giáo dục trong cuộc sống con người
Khắc họa rõ nét tâm lý nhân vật
Mẹ tôi
Ét- môn-đô A-mi-xi
Tùy bút
Tự sự, biểu cảm
Thể hiện vai trò của người phụ nữ và tình cảm gia đình
Qua lời kể của người bố với con, đã khắc họa rõ nét vai trò của người phụ nữ trong gia đình
Cuộc chia tay của những con búp bê
Khánh Hoài
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Thông qua cuộc chia tay giữa 2 em bé trong truyện mang đến thông điệp rằng: tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá, hãy trân trọng và bảo vệ nó
Lựa chọn ngôi kể thứ nhất giàu cảm xúc
Ca Huế trên sông Hương
Hà Ánh Minh
Bút ký
Thuyết minh, miêu tả
Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với làn điệu dân ca, nhã nhạc cung đình
Miêu tả chân thực, đầy tinh tế
8
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Sở khoa học – Công nghệ Hà Nội
Thông báo
Nghị luận
Chỉ ra tác hại của bao nilon đối với môi trường sống của chúng ta. Kêu gọi mọi người giảm bớt chất thải ra môi trường vì cuộc sống của chúng ta
Đưa ra các số liệu chi tiết, lập luận chặt chẽ có tính thuyết phục cao
Ôn dịch thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
Xã luận
Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm
Nghiện thuốc lá được ví như ôn dịch, thậm chí còn nguy hiểm hơn ôn dịch. Nó tàn phá sức khỏe con người, gây ra nhiều bệnh tật, gây tác hại về nhiều mặt đối với đời sống.
So sánh
Số liệu cụ thể, lập luận chặt chẽ, thuyết phục
Bài toán dân số
Thái Lan
Nghị luận
Nghị luận, tự sự, thuyết minh
Đất đai không sinh thêm nhưng dân số ngày càng gia tăng theo cấp số nhân đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội, nhất là đối với các nước kém phát triển.
Số liệu cụ thể, lập luận chặt chẽ
9
Phong cách Hồ Chí Minh
Lê Anh Trà
Nghị luận
Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm
Vẻ đẹp phong cách của Hồ Chí Minh là sự giản dị, có sự kết hợp giữa truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu,, hình ảnh đẹp, diễn đạt mạch lạc
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Mác két
Nghị luận
Nghị luận, biểu cảm
Chiến tranh hạt nhân đe dọa đến toàn thế giới, đem lại hậu quả mà hàng trăm năm sau con người cũng không thể khắc phục được. Vì vậy, cần đấu tranh cho hòa bình, xóa bỏ chiến tranh hạt nhân để bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của con người
Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em
Tuyên bố
Nghị luận, thuyết minh
Bảo vệ trẻ em là vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu. Bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của toàn nhân loại
Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
Để học văn bản nhật dụng tốt các bạn cần có sự liên hệ đối với các vấn đề cuộc sống, phải có ý kiến và quan điểm riêng đối với đề tài của văn bản. Để đạt được điều này, chúng ta cần ghi nhớ khái niệm văn bản nhật dụng là gì, đặc điểm, chứng năng, hình thức cũng như vai trò của loại hình văn bản này.
Trên đây là tổng quan về văn bản nhật dụng là gì cũng như thống kê và ví dụ về văn bản nhật dụng trong chương trình trung học cơ sở. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết cho bạn. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chủ đề văn bản nhật dụng là gì, đừng quên để lại bình luận để DINHNGHIA.VN hỗ trợ giải đáp giúp bạn.
4.4/5 – (9 bình chọn)
Please follow and like us: